3 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP TỪ Y HỌC CỔ TRUYỀN RẤT HIỆU QUẢ

Bệnh xương khớp hiện nay đã trở nên quen thuộc và có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi người mắc bệnh. Nếu Tân dược giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhưng dễ tái phát lại thì các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ Y học cổ truyền tới bây giờ vẫn được tin dùng vì vừa giúp giảm các triệu chứng bệnh, vừa tìm đến tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Mục tiêu điều trị từ các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ y học cổ truyền

Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh xương khớp

Căn nguyên bệnh

Theo biện chứng luận trị của Đông y, căn nguyên gây ra bệnh lý xương khớp là do sức đề kháng của người bệnh kém, dẫn đến làm giảm khả năng tự vệ. Khi đó Phong – Hàn – Thấp cùng tác động đến kinh Lạc – Cơ – Khớp và làm cho khí huyết bị tắc nghẽn gây sưng đau hoặc tê mỏi ở vị trí xương khớp.

Các bệnh xương khớp thường gặp ở những người cao tuổi với nhiều triệu chứng đa dạng. Ở người cao tuổi, hoạt động của cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết đi nuôi dưỡng gân mạch bị suy giảm và gây nên tình trạng thoái hóa xương khớp. 

can-nguyen-gay-benh-dau-nhuc-xuong-khop
Căn nguyên gây bệnh đau nhức xương khớp

Về chẩn đoán

Y học cổ truyền chẩn đoán các bệnh lý xương khớp dựa trên quan sát và thăm khám người bệnh như: hỏi về triệu chứng, biểu hiện đau, vị trí đau cố định hay di chuyển, sợ gió và mẩn ngứa…Tùy thuộc vào các triệu chứng để thầy thuốc đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị.

Việc chẩn đoán còn có thể dựa trên các chức năng phủ tạng của cơ thể bởi bệnh lý xương khớp có thể gây nên một số ảnh hưởng khác như can thận hư, tâm tỳ hư…Về mặt lâm sàng, thường bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng bệnh phối hợp.

Mục tiêu điều trị từ các bài thuốc chữa bệnh xương khớp theo cổ phương

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh lý xương khớp theo Y học cổ truyền là lưu thông khí huyết tới các gân mạch, đuổi các nguyên nhân gây bệnh và bổ dưỡng khí huyết – mạnh gân cốt từ đó giảm nhẹ các triệu chứng đau và tránh việc tái phát bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh lý, các thầy thuốc sẽ có những chỉ định thích hợp để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân.

Với những người bệnh với biểu hiện bệnh nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt với mục đích loại bỏ yếu tố bệnh là phong, hàn, thấp…Còn đối với những người bệnh đã mắc lâu ngày thì việc kết hợp các liệu pháp cổ truyền cùng bài thuốc chữa bệnh xương khớp đang là phương pháp điều trị chính theo Đông y.

Thông thường bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp khi phát hiện đã ở thể nặng và mãn tính, do đó việc phối hợp điều trị bằng bài thuốc chữa bệnh xương khớp là cần thiết. Nếu các liệu pháp như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…giúp giảm nhẹ các cơn đau thì chính các bài thuốc chữa bệnh xương khớp sẽ có tác dụng hỗ trợ cho các liệu pháp kể trên, ngoài ra còn đi tới các kinh, tạng bị tổn thương bởi bệnh và điều trị dứt điểm căn nguyên. 

ket-hop-cac-lieu-phap-giup-tang-hieu-qua-dieu-tri-benh-xuong-khop
Kết hợp các liệu pháp giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh xương khớp

3 bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ y học cổ truyền rất hiệu quả

Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cổ phương vốn luôn được đánh giá cao về hiệu quả vì khác với phương pháp điều trị bằng tân dược khi giảm nhanh các triệu chứng thì về Đông y sẽ chủ trị tận gốc căn nguyên bệnh kết hợp cùng giảm triệu chứng từ từ. Ngoài ra khi sử dụng các bài thuốc chữa xương khớp từ các dược liệu, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Bạch hổ thang gia giảm

Thành phần

  • Khương hoạt: 12 g
  • Thạch cao: 40 g.
  • Độc hoạt: 12 g.
  • Tri mẫu: 12 g.
  • Áp cước chảo: 40 g.
  • Phòng kỷ: 12 g (cỏ chân vịt).
  • Tây hà liễu: 20 g
  • Xích thược: 12-40 g.
  • Sinh cam thảo: 12 g.
  • Thương truật: 12-20 g.

Cách dùng

  • Mỗi ngày sắc 1 tháng thuốc lấy nước chia 2 lần uống giúp khư phong thấp, thanh nhiệt.
  • Bài thuốc chủ trị nhiệt tý, viêm sưng các khớp, toàn thân phát sốt, miệng lưỡi có rêu đỏ.

Giải bài thuốc

Lấy cơ sở từ bài thuốc Thương truật bạch hổ thang bao gồm: Thương truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo giúp hóa thấp và thanh nhiệt, chữa chứng phong hàn thấp tà hóa nhiệt hiệu quả..

Thân thống trục ứ thang

Thành phần

  • Đào nhân: 12 g
  • Hồng hoa: 12 g
  • Đương quy: 12 g
  • Chích thảo: 4 g
  • Ngũ linh chi: 12 g
  • Chế hương phụ: 12 g
  • Chính Địa long: 6 g
  • Tần giao: 12 g
  • Khương hoạt: 12 g
  • Nhũ hương: 6-12 g
  • Ngưu tất: 12 g

Cách dùng

Sắc lấy nước ngày 1 thang và chia 2 lần sử dụng giúp hoạt huyết, khái ứ thông kinh, chỉ tý thống.

Bài thuốc chủ trị bệnh lý xương khớp lâu ngày không khỏi, ấn vào có đau dữ dội, môi lưỡi có gân xanh hoặc nốt xuất huyết

cac-bai-thuoc-chua-benh-xuong-khop-tu-yhct-vua-giam-trieu-chung-vua-tan-cong-can-nguyen-benh
Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ YHCT vừa giảm triệu chứng, vừa tấn công căn nguyên bệnh

Giải bài thuốc

Phương thuốc này dùng Đào nhân, Đương quy giúp hoạt huyết, hóa ứ; trong khi đó Ngũ linh chi, Địa long giúp khứ ứ, thông kinh lạc; còn Xuyên khung giúp hoạt huyết giảm đau; Khương hoạt, Tần giao trừ phong thấp của toàn thân; Hương phụ lý khí chỉ thống, Ngưu tất cường tráng gân xương, Cam thảo điều hòa chư dược, phối ngũ thành phương, có công năng tuyên thống khí huyết các chứng đau lâu, tà vào lạc mạch.

Độc hoạt tang ký sinh

Thành phần

  • Độc hoạt: 12 gam.
  • Tang ký sinh: 16-40 gam (Sinh hoặc Thục).
  • Tần giao: 12 gam.
  • Phòng phong: 12 gam.
  • Tế tân: 4-8 gam.
  • Đương quy: 12 gam (hoặc Đảng sâm).
  • Thược dược: 12 gam.
  • Xuyên khung: 8-12 gam.
  • Địa hoàng: 16-24 gam.
  • Đỗ trọng: 12 gam.
  • Ngưu tất: 12 gam.
  • Nhân sâm: 12 gam.
  • Phục linh: 12 gam (Bạch hay Xích).
  • Chích thảo: 4 gam.
  • Quế tâm: 4 gam.

Cách dùng

Sắc lấy nước mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần sử dụng giúp khư phong thấp, bổ khí huyết, chỉ tý thống. Bài thuốc chủ trị các tường hợp phong hàn thấp tý, đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng

Giải bài thuốc

Đây là phương tễ trị chung các chứng phong hàn thấp tý gồm hai loại vị thuốc:

Lấy khư tà làm chủ:

Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao, để khư phong thấp, giảm đau.

Lấy phù chính làm chủ:

Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Địa hoàng, Thược dược, Đương quy, Xuyên khung. Tức là: Bát trân thang bỏ Bạch truật, có công năng song bổ khí huyết, trong đó phần Tứ vật có tác dụng hoạt huyết (trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt), lại gia Ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ can thận mạnh eo lưng, đầu gối, mạnh gân xương. Vì thế phương này có thể chữa thấp khớp thể hư rất là công hiệu.

Người bệnh cần chú ý song song với việc sử dụng các liệu pháp và bài thuốc chữa bệnh xương khớp theo Y học cổ truyền thì cần ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt chú ý ăn thức ăn giàu đạm, khoáng chất và vitamin. Các bài tập vận động nhẹ hoặc ngâm, chườm muối nóng cũng giúp lưu thông khí huyết và tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh cần dùng thuốc theo biện chứng luận trị của Đông y và tham khảo sự tư vấn của thầy thuốc.

 —————–

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255