Các bài thuốc dân gian về Chữa viêm loét dạ dày không còn là mới với rất nhiều người. Tuy nhiên mỗi bài thuốc sẽ chủ trị 1 triệu chứng bệnh khác nhau. Hiểu rõ về bài thuốc sẽ giúp người bệnh chọn được đúng sản phẩm chữa trị tốt nhất cho mình.
Chữa viêm loét dạ dày bằng phương pháp y học cổ truyền
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mãn tính và để điều trị được dứt điểm căn bệnh này là điều rất khó bởi lý do dạ dày thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên trong trường hợp phát hiện sớm và tìm đúng các chữa viêm loét dạ dày phù hợp thì người bệnh có thể cải thiện được tình trạng mà không bị ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày theo y học cổ truyền
Khác với y học hiện đại, biện chứng luận trị trong Đông Y đã chỉ ra nguyên nhân đau dạ dày do nguyên nhân chính là: tà phạm vị, can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn.
1. Đau dạ dày do Tà Phạm Vị có thể bởi:
- Người bệnh ăn đồ ăn sống, có tính hàn dẫn đến hàng tích tụ làm Vị bị đau
- Người bệnh bị cảm hàn tà xâm nhập vào Vị
- Tỳ Vị của người bệnh bị hư hàn gây đau
- Người bệnh ăn uống không điều độ và khoa học.
- Do giun sán ký sinh trong bụng, thức ăn không được tiêu hóa.

2. Đau dạ dày theo y học cổ truyền do Can Khí Phạm Vị
Can khí phạm vị có thể là do 2 nguyên nhân chính:
- Người bệnh lo nghĩ khiến Can bị tổn thương. Can khí không được sơ tiết làm ảnh hưởng đến Vị, làm Can Vị không thể điều hòa, khí cơ uất trệ nên dạ dày đau.
- Do khí bị uất hóa thành Hỏa, Hỏa uất sẽ làm phần âm bị thương tổn, dịch vị khô gây đau .
3. Bệnh dạ dày có thể do Tỳ Vị Hư Hàn
Tỳ vị hư hàn có thể do người bệnh ăn uống không điều độ, lo nghĩ nhiều, hay sử dụng những thực phẩm kích thích tới dạ dày.
Nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày được phân thành 3 loại, tuy nhiên cả 3 nguyên nhân này đều dẫn tới việc ứ huyết ngưng trệ, khí huyết tại Vị không thông dẫn đến các cơ đau bao tử.
Biến chứng của viêm loét dạ dày
Ở người mắc bệnh viêm loét dạ dày, những cơn đau có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt ngày thường. Vậy bệnh viêm loét dạ dày có những triệu chứng gì?
- Đau vùng thượng vị từng cơn, có thể lan ra hai bên hông sườn
- Ơ hơi, ợ chua, táo bón.
- Nóng rát vùng thượng vị, có thể có nôn mửa, miệng hôi.
- Ở người đau dạ dày lâu ngày sẽ có cảm giác thường xuyên đau âm ỉ, đầy bụng chướng hơi sau ăn…
Dù theo Y học hiện đại hay Y học cổ truyền thì cũng đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy, bệnh vlý dạ dày dù không phải một căn bệnh ác tính, tuy nhiên nếu để lâu và không có phương pháp chữa viêm loét dạ dày phù hợp sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Trào ngược dạ dày, đặc biệt trào ngược về đêm: Biến chứng trào ngược gây ra do thức ăn bị ứ trệ, dạ dày phải tăng tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn dẫn đến lượng axit dư thừa có thể trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người bệnh bởi tiếp xúc axit có thể làm tổn thương niêm mạc hầu họng.
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác đau nhói vùng thượng vị, cơn đau đột ngột và có cảm giác như vật nhọn đâm vào bụng. Do cơn đau nặng và đột ngột khiến nhịp tim của bệnh nhân tăng rất nhanh, có thể gây ra xuất huyết. Nếu không kịp thời cấp cứu thì bệnh nhân có thể tử vong.

- Xuất huyết dạ dày: Tương tự như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa cũng là một biến chứng nguy hiểm mà có thể người bệnh không phát hiện ra. Người bị xuất huyết dạ dày sẽ gặp một số triệu chứng: đau nhói vùng thượng vị, đi ngoài ra phân đỏ tươi/ đỏ thẫm, người mệt mỏi, khát nước, thiếu máu…Trường hợp có dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị sớm.
- Hẹp môn vị: Môn vị là chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng, có vai trò tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Hẹp môn vị khiến thức ăn không được lưu thông, gây hẹp, tắc tại môn vị. Hẹp môn vị có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, phù nề, co thắt hay thậm chí tạo nên các ổ loét, các khối u nang. Chính vì vậy, nếu phát hiện hẹp môn vị thì người bệnh cần can thiệp càng sớm càng tốt.
- Ung thư dạ dày: Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng. Bệnh có những biểu hiện như: Nôn hay đại tiện ra máu; Chán ăn, ăn không ngon; Đau dạ dày dai dẳng; Sụt cân bất thường…Chính vì biến chứng nặng nề như vậy nên với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày đặc biệt là có sự nhiễm khuẩn HP thì cần phát hiện và điều trị sớm, tránh kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ưu – nhược điểm của phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng Y học cổ truyền
Nhiều người đã từ bỏ việc chữa viêm loét dạ dày của mình bằng tân dược, mà thay vào đó lựa chọn các sản phẩm xuất phát từ Y học cổ truyền. Vậy các sản phẩm chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược có những ưu – nhược điểm gì?
Để nói về ưu điểm, các sản phẩm từ Y học cổ truyền đều có thành phần 100% từ thiên nhiên và đều xuất phát từ các bài thuốc cổ phương mà xa xưa dân ta đã sử dụng và cho hiệu quả. Với những đặc tính như vậy nên hiệu quả cũng như độ an toàn của các sản phẩm thiên nhiên luôn được đánh giá cao, gần như không có các tác dụng phụ.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể bị tái phát nhiều lần do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay do chính những tác dụng không mong muốn của các thuốc tân dược. Do đó khi sử dụng sản phẩm từ Y học cổ truyền để chữa viêm loét dạ dày sẽ hạn chế được những nhược điểm này. Người dùng có thể sử dụng theo liệu trình từ 3 – 6 tháng để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh cũng như duy trì sức khỏe và phòng ngừa tái phát.
Tuy nhiên sản phẩm từ Y học cổ truyền cũng có nhược điểm là tác dụng chậm, từ từ phụ thuộc vào từng cơ địa. Do đó khi lựa chọn chữa viêm loét dạ dày bằng các sản phẩm từ thiên nhiên thì người bệnh cần kiên trì và sử dụng đều đặn theo ý kiến của chuyên gia, dược sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giới thiệu 7 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ y học cổ truyền
Tiếp thu những giá trị về bài thuốc cổ phương mà người xưa đã để lại, Bách Thảo Dược tổng hợp lại 7 bài thuốc chỉ cách chữa viêm loét dạ dày từ Y học cổ truyền để độc giả có thể tham khảo và áp dụng cho chính mình và người thân.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá khôi
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Lá Bồ công anh khô 250g; Lá khôi tía khô 500g; Nhân trần khô 100g, lá chút chít khô 100g, lá Khổ sâm 50g
- Tiến hành: Tán bột mịn các dược liệu, mỗi lần lấy 10 – 15g bột hãm cùng nước sôi và lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần.
- Công dụng: Trị đau dạ dày kèm ợ chua, táo bón.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Lá Khôi tía 25g, Thảo quyết minh 20g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g
- Tiến hành: Sao vàng hạ thổ các dược liệu sau đó tán bột mịn. Ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần pha 1 thìa cà phê bột cùng nước và uống trực tiếp
- Công dụng: Chữa cơn đau do viêm loét dạ dày
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Lá Khôi tía và Bồ công anh mỗi loại 20g; Cam thảo nam 16g; Khổ sâm 16g; Hậu phác, Uất kim và Hương phụ mỗi loại 8g
- Tiến hành: Mỗi ngày sắc uống 1 thang
- Công dụng: Chữa viêm loét dạ dày kèm chứng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày với củ nghệ
- Chuẩn bị: Hương phụ, Sài hồ, Nghệ mỗi thứ 12g
- Tiến hành: Mỗi ngày sắc lấy nước 1 thang và uống trước ăn khoảng 1 giờ đồng hồ
- Công dụng: Làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bài thuốc trị đau dạ dày với Chè dây.
- Chuẩn bị: Chè dây 30 – 50g
- Thực hiện: Hãm uống như trà hoặc sắc lấy nước uống trong ngày.
- Công dụng: Giảm triệu chứng đau do viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày với Cam thảo
- Chuẩn bị: Cam thảo 3 – 5g
- Thực hiện: Phơi khô và sắc dược liệu cùng khoảng 500ml nước uống trong ngày.
- Công dụng: Bảo vệ dạ dày bởi các vi khuẩn có hại, phục hồi vết loét.
Bài thuốc giảm đau dạ dày với cỏ hương phụ
- Chuẩn bị: Hương phụ 8g, ô dược 10g và cam thảo 4g.
- Thực hiện: Phơi khô và sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Công dụng: Chữa chứng đau dạ dày co thắt.
Bài thuốc từ Hoàng kỳ chữa đau dạ dày và loét hành tá tràng
- Chuẩn bị: Quế chi và sinh khương mỗi thứ 3g, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, đường phèn 30g, đại táo 5 quả, cam thảo 5g.
- Thực hiện: Phơi khô các loại dược liệu và sắc nước thành 2 lần uống trong ngày.
- Công dụng: Giảm đầy hơi, ợ chua, ợ nóng…
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ Mai mực
- Chuẩn bị: Mai mực 8 phần, khô phàn 4 phần, mật ong 6 phần và diên hồ sách 1 phần.
- Thực hiện: Các dược liệu thô đem tán bột mịn rồi trộn đều với mật ong. Ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 10g.
- Công dụng: Giúp trung hòa axit dịch vị, cải thiện triệu chứng buồn nôn, trào ngược, ợ chua…
Hướng dẫn ăn uống cho người bị đau dạ dày
Ở người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính hay cấp tính thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe, dó đó người bệnh nên học cách thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học nhất.
Các chuyên gia về tiêu hóa đã đưa ra những lời khuyên về chế độ và các ăn uống giúp cải thiện tốt nhất các vấn đề về dạ dày như sau:
- Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín, nên chế biến thức ăn dạng hấp hoặc luôn hơn chế biến các dạng nhiều dầu mỡ
- Ăn chậm, nhai kĩ, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
- Trong nên ăn quá no hoặc nhịn đói
- Tránh sử dụng đồ ăn quá nóng và các thực phẩm, đồ uống gây kích thích dạ dày
- Nên sử dụng các thực phẩm tốt như: chuối, tinh bột, canh/soup, gừng, nghệ, nước ép, các loại thảo dược….
Hy vọng, qua bài viết này, Quý độc giả đã có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày theo Y học cổ truyền cũng như những bài thuốc và chế độ ăn phù hợp. Quý độc giả có thể tham khảo thêm ý kiến các sĩ để sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC
Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733. Kết nối với chúng tôi tại đây: Fanpage, Website, Youtube.