BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đường hô hấp là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể khi vi khuẩn – virus xâm nhập vào. Chính vì thế, bảo vệ cổ họng, đường hô hấp chính là bước đầu phòng vệ cho một cơ thể cường tráng. Bệnh đường hô hấp ban đầu vốn tưởng đơn giản với chứng viêm họng, nhưng nếu chủ quan có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các bệnh về đường hô hấp, từ nguyên nhân gây ra cho đến những phương pháp phòng – điều trị bệnh hiệu quả dưới góc nhìn Y học cổ truyền. 

Bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam hiện nay 

Bệnh đường hô hấp là một trong những căn bệnh với tỷ lệ mắc đáng báo động ở nước ta. Vừa qua, đại dịch Covid – 19 toàn cầu, ta càng thêm hiểu về độ nguy hiểm của chứng bệnh lây lan qua đường này. Chính vì thế, ta càng nên chủ động hiểu biết để phòng tránh bệnh về đường hô hấp. 

Theo quan điểm y học hiện đại, bệnh đường hô hấp hay bệnh phổi là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý điều kiện ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô mà làm cho trao đổi khí khó khăn.  Các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp bao gồm: khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi, và các dây thần kinh và cơ hô hấp.

bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam.

Tác nhân gây ra và triệu chứng bệnh đường hô hấp trong Y học cổ truyền 

Trong Y học cổ truyền, tạng phế chủ khí – chủ về hô hấp. Phế tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi, chủ về tiếng nói và bên ngoài hợp với bì mao. Trong quan hệ với các tạng: tỳ tương sinh với phế, thận nạp khí. 

Bệnh ở phế tạm chia thành 2 loại: Thực chứng và hư chứng, do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây là một số tác nhân cụ thể gây bệnh ở đường hô hấp mà bạn nên biết để có những biện pháp phòng tránh và bảo vệ cho sức khỏe.

bệnh đường hô hấp
Tác nhân gây ra và triệu chứng bệnh đường hô hấp trong Y học cổ truyền 

Thực chứng

  • Phong hàn: Phong hàn là một trong lục tà. Khi bị phong hàn xâm nhập, phế khí mất tuyên giáng, dẫn đến các triệu chứng: Ho, khò khè, đờm, chảy nước mũi, ngạt mũi. Phong hàn làm tổn thương vệ khí nên gây ra triệu chứng sợ lạnh, có thế gây sốt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù,….
  • Phong nhiệt: Phong nhiệt vào cơ thể gây ra hao tân dịch, tuyên giáng thất. Các triệu chứng thường gặp: ho, miệng khát, đau họng, sốt, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, mạch phù,…
  • Khí táo (táo nhiệt): Khí táo làm tổn thương phế gây mất tân dịch, ho khan, hay ho nhưng ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, táo uất phần phế vị làm sốt, nhức đầu, người đau – mỏi, đầu lưỡi đỏ – khô, mạch phù sác,..
  • Đàm nhiệt: Đàm nhiệt cản trở làm phế bị trở ngại, mất khả năng tuyên giáng. Các triệu chứng thường gặp là: ho đờm vàng, đờm dính đặc, khó thở, đau tức ngực, họng khô, rêu lưỡi vàng, miệng đắng, mạch hoạt sác,…
  • Đàm thấp: Đàm thấp xâm nhập làm phế khí không tuyên giáng. Triệu chứng thường gặp ở tác nhân gây bệnh này là: tức ngực, ho hen, buồn nôn, rêu lưỡi dính, mạch hoạt,…

Hư chứng

  • Phế khí hư: Phế khí hư gây nên đường hô hấp bị tổn thương. Các triệu chứng: ho suyễn thở gấp, tiếng nói nhỏ, tự ra mồ hôi,…Khí và huyết có mối quan hệ mật thiết: Khí hư thì huyết hư. Vậy nên người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, khí hư, gây chóng mặt, mệt mỏi, lưỡi đạm, mạch hư nhược,…
  • Phế âm hư: Phế âm hư khiến hư hao tân dịch, gây nên các chứng: ho không có đờm/ ít đờm, ngứa họng, tiếng nói khàn, mạch nhỏ, chất lưỡi đỏ, ít rêu,…
  • Phế tỳ đều hư: Phế tỳ hư khiến cả 2 tạng mất chứng năng. Bên cạnh Phế không chủ được, Tỳ không vận hóa được thủy cốc sinh ra đờm, lâu ngày dẫn đến đờm nhiều, dễ khạc. Tỳ hư còn gây kém ăn, tiêu hóa kém: bụng đầy, ỉa lỏng, khí hư, mệt mỏi vô lực, phù rêu lưỡi trắng,…
  • Phế thận âm hư: Giống như các triệu chứng của Phế – tỳ lưỡng hư, chứng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng về thận âm hư: đau họng, nhức trong xương,…
  • Phế thận dương hư: Phế thận lưỡng hư, triệu chứng giống phế – khí hư kèm theo mỏi gối, đau lưng, liệt dương, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế nhược,…

Bảo vệ đường hô hấp bằng cách nào? 

Hiểu về chứng bệnh và các tác nhân gây bệnh, có lẽ bạn đã phần nào biết thêm các cách để chủ động bảo vệ đường hô hấp cho bản thân và cả gia đình mình. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên đừng đợi đến lúc mắc bệnh rồi mới tìm cách chữa. Hãy chủ động tránh các tác nhân gây bệnh đối với cơ thể: nội nhân – ngoại nhân – bất nội ngoại nhân. 

Nếu bạn chẳng may mắc phải chứng bệnh đường hô hấp, hãy tìm đến thầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ – những người có chuyên môn y tế để tìm lời khuyên đúng đắn cho mình. Một số thảo dược thiên nhiên gần gũi dễ kiếm có thể hỗ trợ ít nhiều cho đường hô hấp của bạn có thể kể đến như: xạ can, quế, bạc hà, bách bộ,…Và cuối cùng đừng quên giữ gìn sức khỏe thật tốt trong khi mắc chứng bệnh này, vì một cơ thể khỏe mạnh sẽ là nền tảng tuyệt vời nhất để bạn chống lại bệnh tật.

Bảo vệ đường hô hấp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh – hãy chủ động bảo vệ đường hô hấp của bạn

Chắc hẳn qua bài viết trên, Bách Thảo Dược đã cùng bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh đường hô hấp rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và những người thân yêu. Đừng quên theo dõi bản tin Bách Thảo Dược để cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé. 

Bài viết nên đọc: BỆNH XƯƠNG KHỚP – GIẢM ĐAU NHANH CHÓNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BẰNG DÂY ĐAU XƯƠNG

———————————————————————–

NHÀ MÁY GMP BÁCH THẢO DƯỢC

Văn phòng đại diện: LK 16-12, khu đô thị mới An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Nhà máy sản xuất: Lô Q – 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733

Kết nối với fanpage của Bách Thảo Dược:TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255