CÁCH DÙNG CAM THẢO CHỮA ĐAU DẠ DÀY

Cam thảo là một loại dược liệu phổ biến với nhiều tính ứng dụng bởi tác động tích cực tới sức khỏe người dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về các bài thuốc Y học cổ truyền chứa Cam thảo chữa đau dạ dày. Hôm nay hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu về loại dược liệu này nhé.

Nhận biết cây cam thảo chữa đau dạ dày

Ở nước ta hiện phổ biến hai loại cam thảo: Cam thảo nam và Cam thảo bắc. Mặc dù có tên gọi tương tự nhau, tuy nhiên đặc điểm và công dụng của 2 vị dược liệu này là hoàn toàn khác nhau. Cam thảo chữa đau dạ dày được sử dụng là cam thảo bắc, do đó người bệnh cần hiểu về đặc điểm của dược liệu này để lựa chọn đúng vị thuốc đem lại hiệu quả.

Đặc điểm hình thái

Cam thảo là cây nhỏ, sống lâu năm, có hệ thống rễ và thân ngầm phát triển. Thân rễ ngầm dưới đất của cam thảo có thể đâm ngang khoảng 2m, từ thân này mọc lên các thân cây khác. Phần thân trên mọc yếu, cao khoảng 0,5 – 1,5m. 

Lá cam thảo là lá kép lông chim lẻ, thường có 9 – 17 lá chét hình trứng. Cam thảo bắc có 2 loài là Cam thảo bắc loài Glabra và Cam thảo bắc loài Uralensis. Hoa cam thảo có màu tím nhạt hình bướm, dày hơn ở loài Glabra. Quả thuộc loài đậu, ở Glabra nhẵn và thẳng, còn ở Uralensis thì cong, lông cứng.

Đặc điểm của cam thảo bắc chữa đau dạ dày
Đặc điểm của cam thảo bắc chữa đau dạ dày

Thành phần hóa học

Thành phần quan trọng quyết định đến việc cam thảo chữa đau dạ dày tốt hay không phải kể đến đó là: 

  • Glycyrrhizin trong rễ cam thảo – một saponin tạo nên vị ngọt của dược liệu này.
  • Flavonoid, các dẫn chất Triterpenoid, hoạt chất estrogen steroid và các dẫn chất coumarin.

Đây đều là những hoạt chất có tính sinh học tốt đã được chứng minh về công dụng kháng khuẩn, làm lành vết loét hiệu quả.

Phân bố 

Cam thảo được tìm thấy và trông nhiều tại Trung Quốc, Mông Cổ,… Hiện dược liệu cam thảo nước ta vẫn đang được nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng và thu hái

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ

Thu hái: 

  • Cam thảo có thể sử dụng sau 3 – 4 năm và thường thu hoạch vào cuối thu. Đây là thời điểm rễ chắc nặng và có chất lượng tốt.
  • Khi đào tránh làm xây xát và đứt rễ vì sử dụng cả rễ to và rễ nhỏ.

Cách dùng cam thảo chữa đau dạ dày

Vị thuốc cam thảo chữa đau dạ dày tương đối phổ biến trong Y học cổ truyền. Cơ chế chính của vị dược liệu này là đóng vai trò một vị “Sứ”, tức là hỗ trợ và dẫn các hoạt chất tới đúng vị trí cần tác dụng. 

Sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày đúng cách
Sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày đúng cách

Triệu chứng bệnh đau dạ dày 

Theo biện chứng luận trị trong Y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây chứng đau dạ dày bởi sự tấn công của vị khuẩn hoặc bị nhiễm lạnh có thể từ thức ăn hoặc môi trường dẫn đến khí huyết tại tỳ vị không thông, lâu ngày dễ gây bệnh. 

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có một số triệu chứng như:

  • Đau vùng thượng vị (đau từng cơn hoặc đau nhiều), 
  • Có ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi ngà.
  • Nóng bỏng rát vùng bụng
  • Ở thể cấp có thể nôn nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, người mệt mỏi, chân tay lạnh…

Tác dụng của cam thảo theo y học cổ truyền 

Theo Đông y thì Cam thảo bắc là vị thuốc bổ khí, thường dùng trong các bài thuốc dẫn thần kinh hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng…Ngoài ra, cam thảo bắc còn có khả năng giải độc, điều hòa tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc.

Cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Tâm tạo nên công năng – chủ trị đáng kể đến như:

  • Dùng trong các bài thuốc chữa loét dạ dày, dùng ngắn ngày tránh gây phù
  • Dùng là thành phần trong các trà nhuận tràng.
  • Công dụng chống suy nhược, mệt mỏi bởi cơ chế tăng khả năng miễn dịch.
  • Là dược liệu giúp điều vị, tạo độ ngọt cho các bài thuốc.

Các bài thuốc chứa vị cam thảo chữa đau dạ dày

Không phải là một dược liệu chính, tuy nhiên khi kết hợp các dược liệu khác có chung công dụng đến Tỳ, Vị cùng cam thảo chữa đau dạ dày rất hiệu quả. Vai trò chính của cam thảo trong các bài thuốc Y học cổ truyền giúp dẫn các hoạt chất đến đúng đích tác dụng nhanh chóng.

Bài thuốc 1: Dùng trực tiếp 3 – 4g cam thảo sắc nước uống mỗi ngày 3 lần, không sử dụng quá 3 tuần để tránh hiện tượng phù.

Cam thảo sắc nước hỗ trợ bệnh lý dạ dày
Cam thảo sắc nước hỗ trợ bệnh lý dạ dày

Bài thuốc 2: Cao cam thảo 0,03g, bột cam thảo 0,10g, natri bicacbonat 0,15g, magie cacbonat 0,20g, bitmutnitrat basic 0,05g, bột đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2 – 4 viên mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần.

Bài thuốc 3: Đại hoàng 7g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống vào lúc đói chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa. 

Trên đây là các thông tin về dược liệu Cam thảo bắc cùng các bài thuốc sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày. Mặc dù là một dược liệu tự nhiên, tuy nhiên người dùng nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm chứa cam thảo. 


CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733. Kết nối với chúng tôi tại đây: Fanpage, Website, Youtube.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255