Dây đau xương từ xa xưa đã được biết tới là một loại dược liệu quý, được xem là thần dược dùng trong các bệnh lý về xương khớp. Với nguồn cung cấp dược liệu phong phú như hiện nay, việc lựa chọn được loại thảo dược chất lượng cũng như nâng cao được hiệu quả điều trị thì không phải ai cũng rõ. Vậy hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu về Dây đau xương và tác dụng của nó đối với bệnh lý xương khớp thông qua bài viết này nhé.
Tìm hiểu chung về thảo dược Dây đau xương
Dây đau xương là cây gì?
Dây đau xương hay còn có tên gọi khác là Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, Khau năng cấp. Đây là một loại cây thân thảo có hoa, thuộc họ Biển bức cát, tên khoa học là Tinospora sinensis Merr. Dây đau xương có tính mát, vị đắng và được quy vào kinh Can. Đúng như tên gọi, đây là một vị thuốc y học cổ truyền rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp.
Đặc điểm sinh học
Cây Dây đau xương là cây thân leo, dài khoảng 7 – 8m, có cành rủ xuống. Khi còn bé, cây được phủ một lớp lông mịn, khi trưởng thành thì lớp lông này sẽ rụng đi và trở nên trơn nhẵn, mịn màng.
Phiến lá cây có hình tim, rộng khoảng 8-10cm, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới lá có lông tơ khiến màu nhạt hơn một chút. Hoa của Dây đau xương thường mọc thành từng bông đơn độc, hoặc có cây lại mọc thành chùm màu trắng hơi nhạt. Quả của cây hình cầu, quả non có màu xanh và khi chín chuyển màu đỏ, bên trong có dịch nhầy.
Thành phần
Trong cây dây đau xương có chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng chữa bệnh như Glycoside Phenolic, Alkaloid, Dinorditerpen Glucosid, Tinosinesid A và B,…..
Phân bố
Dây đau xương được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là tại Việt Nam và Trung Quốc. Chúng thường mọc hoang ở những khu vực miền núi cao hoặc đồng bằng khu vực phía Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La,…

Thu hoạch
Dây đau xương có thể thu hái quanh năm, bộ phận dùng của dây đau xương chủ yếu là phần thân, ưu tiên chọn phần thân già của cây.
Sau khi thu hái, thái nhỏ phần thân rồi phơi khô hoặc sấy, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, được sử dụng để sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu. Ngoài thân già thì lá Dây đau xương xương có thể dùng tươi.
Công dụng của Dây đau xương
Biện chứng luận trị trong Y học cổ truyền đã chỉ ra Dây đau xương có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, do đó đã sử dụng Dây đau xương trong các bài thuốc bổ xương khớp. Trong Đông Y, công dụng của Dây đau xương là khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt, thường được sử dụng để trị các triệu chứng như:
- Đau lưng, mỏi gối, thận yếu.
- Đau nhức xương khớp
- Bệnh phong tê thấp
Các nghiên cứu về Dược lý hiện đại cũng đã chỉ ra rằng:
- Trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất Alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm đau, bớt tê nhức rất tốt. Ngoài ra, cây còn có công dụng ức chế hoạt tính, làm co thắt cơ trơn nhờ hoạt chất histamin và acetylcholin.
- Vị thuốc này có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholine và histamine trong thực nghiệm với ruột thỏ cô lập.
- Tác dụng ức chế thần kinh trung ương, tác động đến huyết áp, lợi tiểu và an thần đối với động vật thí nghiệm.
- Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
- Dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp động vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của động vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.

Một số bài thuốc cổ phương từ Dây đau xương
Bài thuốc chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)
Thành phần: Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sồi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá kim cang, lá náng, lá thầu dầu tía, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế.
Sử dụng:
- Giã nhỏ các vị thuốc và đem sao nóng.
- Chườm hỗn hợp dược liệu này lên vùng bị bong gân và sai khớp
Bài thuốc Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông)
Thành phần: Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g.
Sử dụng: Giã nhỏ dược liệu tươi, sau đó vắt lấy nước uống và dùng bã đắp lên vết thương.
Thuốc thấp khớp
Thành phần: dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất
Sử dụng: Chế thành cao dược liệu. Ngày uống 6g cao
Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu
Thành phần: cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g.
Sử dụng: Sắc hoặc ngâm rượu uống.
Bài thuốc chữa xương khớp từ Dây đau xương của Viện nghiên cứu Bách Thảo Dược.
Dù đã được cả Đông Y và Tây Y chứng minh có tác dụng và xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị phong thấp, tuy nhiên khó khăn đặt ra là làm sao để tăng hàm lượng hoạt chất và hiệu quả điều trị từ Dây đau xương.
Hơn ai hết, TS Dược học Lê Thị Kim Loan, nguyên là Trưởng Khoa Bào chế – Chế biến Viện Dược Liệu – Bộ Y tế là người hiểu rõ nhất, để khai thác được hiệu quả cao nhất trên Dây đau xương thì cần lựa chọn nguồn dược liệu tốt và có sự kết hợp với các dược liệu có cùng tác dụng lên xương khớp. Sau thời gian khảo sát các vùng dược liệu, dựa vào khu vực phân bố và thời gian thu hoạch của Dây đau xương tốt nhất, TS. Lê Thị Kim Loan và các y, bác sĩ nhiêu năm kinh nghiệm của Viện nghiên cứu Bách Thảo Dược đã lựa chọn được nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu chặt chẽ về đặc điểm hình thái, hàm lượng độ ẩm trong dược liệu, …

Bài thuốc mà Viện nghiên cứu Bách Thảo Dược đưa ra là sự kết hợp của Dây đau xương cùng hơn 20 loại dược liệu khác như Tang ký sinh, Cẩu tích, Đỗ trọng, Ngưu tất …thực sự đã đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Hoạt chất chính trong Dây đau xương là Alkaloid, ngoài tác động vào căn nguyên gây bệnh xương khớp thì còn có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, tê bì chân tay nhanh chóng. Khi kết hợp cùng các dược liệu quý khác trong bài thuốc, hoạt chất chính được đưa đến đích tác dụng nhanh hơn, cho tác dụng giảm đau nhanh chóng, song song với đó là tác động đến gốc rễ gây bệnh lý cơ xương khớp và phòng tránh tái phát.
Với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn sâu về Đông dược, khu trồng dược liệu chuẩn VietGap và phòng nghiên cứu khép kín đã giúp bài thuốc chữa xương khớp của Viện nghiên cứu Bách Thảo Dược là một trong những bài thuốc được đánh giá cao và là lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân hiện nay.
NHÀ MÁY GMP BÁCH THẢO DƯỢC
- Văn phòng đại diện: LK 16-12, khu đô thị mới An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất: Lô Q – 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng
- Liên hệ với chuyên gia của Bách Thảo Dược: 0977.998.733 – 0858.387.350
- Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
- Bài viết cùng chuyên mục: KHÔI TÍA CHỮA DẠ DÀY – VỊ THUỐC QUÝ DÂN GIAN