Để thuận lợi cho việc kết hợp nhiều loại hoạt chất, đặc biệt là nhóm hoạt chất ít tan và không tan, dạng bào chế hỗn dịch đã ra đời. Tuy nhiên khái niệm “hỗn dịch là gì” còn khá lạ lẫm với nhiều người – nếu không phải người chuyên môn. Thế nhưng bất ngờ là dạng hỗn dịch – đặc biệt là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe vô cùng quan thuộc với đời sống hằng ngày của chúng ta.
Hỗn dịch là gì?
Hỗn dịch là gì? Hỗn dịch là dạng lỏng thuộc hệ phân tán dị thể, trong đó pha phân tán chứa ít nhất một hoạt chất rắn ít tan/ không tan, phân tán đều dưới dạng tiểu phân mịn/ cực mịn trong một môi trường phân tán. Môi trường phân tán có thể là nước hoặc dầu.

Phân loại hỗn dịch
Hỗn dịch có nhiều cách phân loại. Sau đây, Bách Thảo Dược xin chia sẻ cùng bạn 2 cách phân loại phổ biến nhất đối với hỗn dịch: theo đường dùng, và theo nguồn gốc chất dẫn (dung môi phân tán).
Phân loại theo đường dùng:
- Hỗn dịch dùng đường uống
- Hỗn dịch dùng ngoài (bôi ngoài da, làm dịu niêm mạc,…)
Phân loại theo nguồn gốc chất dẫn:
- Hỗn dịch nước
- Hỗn dịch dầu
- Hỗn dịch glycerin
- ….
Đặc điểm của dạng bào chế hỗn dịch là gì?
Hỗn dịch là gì có lẽ không quan trọng bằng đặc điểm của dạng bào chế này. Vì hiểu về đặc điểm sẽ giúp ta sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn. Đặc điểm lớn nhất cần chú ý của dạng hỗn dịch là hệ phân tán dị thể – chúng không bao giờ hòa quyện cùng nhau thành 1 pha. Vì thế, chỉ cần để lắng vài phút, hệ phân tán này dễ dàng tách biệt nhau giữa hoạt chất phân tán và dung môi. Chỉ cần chú ý quan sát bằng mắt thường, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều tiểu phân rắn (hoạt chất) lắng xuống bên dưới dung môi.
Chính vì đặc điểm này mà trước khi sử dụng, bạn cần lắc đều để pha rắn và dung môi phân tán trở lại. Sự phân tán này giúp cho hoạt chất được phân bố đồng đều trong sản phẩm. Từ đây, khi dùng sản phẩm bạn cũng dễ đảm bảo về liều lượng cho mỗi lần.

Ưu – nhược điểm của dạng hỗn dịch
Đến đây có lẽ bạn đã hình dung được hỗn dịch là gì, trông như thế nào. Bách Thảo Dược sẽ mách bạn thêm về ưu – nhược điểm của dạng bào chế này để giúp bạn tăng hiểu biết, chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.
Ưu điểm:
- Tận dụng được hết các hoạt chất rắn, kể cả các hoạt chất ít tan, không tan trong bất cứ dung môi nào.
- Dạng bào chế phù hợp với những đối tượng gặp khó khăn khi nuốt: trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang được chăm sóc đặc biệt cần ăn dạng lỏng,…
- Đa dạng về đường dùng: uống, dùng ngoài,…
- Hấp thu nhanh hơn các dạng bào chế: viên nén, viên nang do diện tích tiếp xúc bề mặt lớn.
Nhược điểm:
- Hệ phân tán dị thể có một vài nhược điểm: phân tán không đều dễ dẫn đến sự chênh lệch hoạt chất trong môi trường phân tán,…
- Luôn luôn cần chú ý: “Lắc đều trước khi dùng”.
Phương pháp bào chế hỗn dịch
Hiện nay có nhiều phương pháp bào chế hỗn dịch, tuy nhiên phương pháp phân tán cơ học vẫn được ứng dụng nhiều nhất. Sau đây, Bách Thảo Dược giới thiệu cho bạn các bước trong công đoạn sản xuất sản phẩm hỗn dịch theo phương pháp này:
Bước 1: Nghiền khô
Bước 2: Nghiền ướt
Bước 3: Phân tán vào chất dẫn

Nghiên cứu và sản xuất dạng hỗn dịch tại Bách Thảo Dược
Hỗn dịch là dạng bào chế nhiều ưu điểm. Dạng hỗn dịch đã và đang được Bách Thảo Dược ứng dụng trong nhiều sản phẩm nguồn gốc dược liệu thiên nhiên với khát khao giúp cộng đồng chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh sự đầu tư về trang máy móc, thiết bị hiện đại, Bách Thảo Dược còn có thế mạnh vượt trội bởi hội đồng cố vấn đều là những Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất dược phẩm – TPBVSK.
Có thể khẳng định rằng: đi cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp bào chế, không thể vắng bóng “hỗn dịch”. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm “hỗn dịch là gì”, đồng thời hiểu hơn về đặc điểm của hệ phân tán dị thể này – từ đây ứng dụng trong sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hợp lý – hiệu quả. Và đừng quên, các chuyên gia tại Bách Thảo Dược luôn sẵn sàng tư vấn sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe dạng hỗn dịch, chỉ cần bạn liên hệ với chúng tôi:
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÁCH THẢO DƯỢC
Giữ gìn và phát huy tinh hoa Y học cổ truyền.
Địa chỉ: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
VPĐD: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội, Việt Nam.
Website: Bachthaoduocgmp.vn
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Liên hệ ngay với chuyên gia tại Bách Thảo Dược theo hotline/ zalo: 0858 387 350