KÊ NỘI KIM – VỊ THUỐC QUÝ MÀ LÂU NAY NHIỀU NGƯỜI VẪN BỎ ĐI

Theo biện chứng luận trị của Đông Y, Kê nội kim dược liệu có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Tỳ, Vị, Tiểu trường và Bàng quang. Dược liệu được lấy từ màng mề gà, có tác dụng tốt trong tiêu hóa….

Tìm hiểu về vị thuốc Kê nội kim

  • Tên gọi khác: Kế tố tử, Màng mề gà, Kê chuân bì, Kê hoàng bì.
  • Tên khoa học: Gallus domesticus Brisson
  • Họ: Trĩ (danh pháp khoa học: Phasianidae)

Kê nội kim là gì, đặc điểm nhận biết 

Dược liệu là lớp màng bao phủ dạ dày hoặc bao phủ ở mặt bên trong của mề gà. Kê nội kim dùng làm thuốc được ghi chép đầu tiên trong sách Bản kinh.

Màng mề gà có màu nâu hoặc cam, trên bề mặt có các đường nhăn dọc. Khi phơi/ sấy khô, dược liệu có bề dày khoảng 5mm, rộng 3cm, dài 3.5cm, giòn và dễ gãy vụn.

hinh-anh-ke-noi-kim
Hình ảnh Kê nội kim

Thành phần hóa học

Màng mề gà chứa keratin, 17 loại amino acid, pepsin, ventriculin, ammonium chloratum, vitamin B1, B2,…

Thu hoạch – sơ chế

Sau khi mổ gà, đem bóc màng bao phủ bên trong mề gà, rửa cho thật sạch, sau đó đem sấy hoặc phơi khô. Khi dùng, nên cho dược liệu sấy với cát cho phồng lên.

Ngoài ra, có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Dùng sống hoặc nướng/ sao lên dùng.
  • Mổ gà, lấy màng mề gà đem rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Bảo quản

Dược liệu dễ bị vụn nát và mối mọt, vì vậy nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, đồng thời tránh để vật nặng lên khiến dược liệu vỡ, nát.

Tác dụng của Kê nội kim

Tính – vị, quy kinh

Vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Bàng quang, Tiểu trường, Tỳ, Vị

Tác dụng theo Y học cổ truyền 

  • Tác dụng: An vị, hóa đờm, khoan trung, kiện Tỳ, tiêu thực, tiêu hầu tý, lợi thấp, lý khí, cố tinh,…
  • Chủ trị: Lỵ, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, tiểu nhiều, cam tích, sữa tích trệ, trưng hà, bế kinh, huyền tích, đái dầm, di tinh, rối loạn tiêu hóa, cổ họng sưng đau, nhũ nga (viêm amidan), lở miệng,…
cong-dung-cua-duoc-lieu
Công dụng của dược liệu

Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Dược liệu làm tăng tiết dịch vị hoặc làm hưng phấn thần kinh cơ trong thành dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Thành phần ammonium chloratum trong dược liệu có tác dụng bài tiết chất phóng xạ.

Cách dùng, liều lượng

Có thể dùng ở dạng sắc hoặc tán bột uống, tuy nhiên dùng thuốc ở dạng tán bột có tác dụng tốt hơn. Liều dùng thông thường: 2 -12g/ ngày.

Các bài thuốc trị bệnh với Kê nội kim

Bài thuốc 1: Trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị

  • Kê nội kim (sao) 60g.

Cách làm

  • Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4 – 6g uống với nước ấm hoặc nước cơm.

Công dụng

  • Giảm các triệu chứng cam tích: Ăn ít, bụng đầy trướng

Bài thuốc 2: Bài thuốc trị bụng to do cam tích

Chuẩn bị

  • Xuyên sơn giáp 8g
  • Miết giáp (nướng) 30g 
  • Kê nội kim 12g.

Cách làm

  • Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1.5 – 3g uống trong một lần.
bai-thuoc-chua-benh-tieu-hoa-tu-ke-noi-duoc-lieu
Bài thuốc chữa các bệnh tiêu hóa từ Kê nội dược liệu

Bài thuốc 3: Trị chứng viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị

  • Bạch truật 10g 
  • Kê nội kim (sao) 10g.

Cách làm

  • Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều. 
  • Mỗi lần dùng 4 – 6g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 4: Trị bệnh tiêu chảy kéo dài do tỳ hư

Chuẩn bị

  • Đại táo nhục 240g (chưng chín) 
  • Can khương 60g
  • Kê nội kim 60g
  • Bạch truật 60g.

Cách làm

  • Đem các vị sao chín, tán thành bột mịn 
  • Trộn với các vị cùng Đại táo đã chưng chín làm thành bánh, đem sấy khô. Mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 5: Trị rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: Dược liệu gia giảm phù hợp theo từng trường hợp

  • Linh chi
  • Trần bì
  • Kê nội kim
  • Sinh khương
  • Ngũ bội tử
    Sa nhân
  • Bạch truật 
  • Đảng sâm

Cách làm

  • Đem các vị sắc uống.

Bài thuốc 6: Trị chứng ăn không tiêu, bụng đau và đầy trướng

Chuẩn bị

  • Chích cam thảo 6g
  • Kê nội kim 6g
  • Thương truật 6g
  • Sao cốc nha 10g.

Cách làm

  • Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Kê nội kim

Chỉ nên sử dụng dược liệu Kê nội kim khi có tích trệ và vấn đề về tiêu hóa

Người bệnh nên tham khảo kỹ hơn thông tin các từ thuốc và cách sử dụng từ chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh.

———————- 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255