Khổ sâm cho lá được biết đến là một dược liệu sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Với thành phần hóa học gồm nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, Khổ sâm đã được đánh giá hiệu quả không chỉ trong Y học cổ truyền mà trong cả Y học hiện đại.
Nhận biết cây thuốc khổ sâm cho lá
Đặc điểm hình thái
Tên gọi khổ sâm cho lá vì lá cây này được sử dụng là một vị thuốc. Đây là một cây nhỏ cao khoảng 0,7 – 2m có lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, có khi mọc thành từng vòng giả 3 – 4 lá. Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5 – 6cm, mép nguyên. Khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên lá có màu đen.
Cụm hoa học ở đầu hoặc kẽ lá, gồm cả hoa đơn tính và lưỡng tính. Quả khổ sâm gồm 3 mảnh vỏ, màu hung đỏ, có lông trắng và hạt hình trứng có mỏ.

Thành phần hóa học của Khổ sâm cho lá
Các nghiên cứu trên Khổ sâm cho lá còn chưa nhiều. Một số nghiên cứu tổng quan cho thấy loại dược liệu này có chứa Flavonoid, Alkaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, tecpenoid. Đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm tốt.
Phân bố, thu hái
Dược liệu khổ sâm cho lá mọc hoang và phổ biến ở khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nước ta.
Khổ sâm cho lá dùng lá làm dược liệu và được thu hái vào thời điểm cây sắp ra hoa. Lá có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô. Khi sử dụng tiến hành sao vàng lá khổ sâm.
Tác dụng của khổ sâm cho lá trong y học cổ truyền
Tính – vị, quy kinh
Khổ sâm cho lá có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hơi có độc và quy vào kinh Đại tràng
Công năng, chủ trị
Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, lợi niệu, sát trùng.
- Chủ trị: Chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da…

Theo y học hiện đại:
- Thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng
- Chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, chữa loạn nhịp tim, chống xơ vữa động mạch và làm hạ lipid máu.
- Có khả năng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, từ đó trị lỵ cấp tính, tiêu chảy.
Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ khổ sâm cho lá
Bài thuốc 1: Trị đau bao tử, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị
Chuẩn bị: Khổ sâm cho lá 15g; Củ gió đất 30g; Mẫu lệ (phi) 10g; Trần bì 15g; Hương phụ chế 10g; Bột nga truật 10g; Cam thảo 5g.
Cách dùng: Sao vàng các vị dược liệu và sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Chữa đau dạ dày
Chuẩn bị: Lá khổ sâm 10g; lá bồ công anh 20g; lá khôi 15g
Cách dùng: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục từ 10 – 15 ngày sau đó nghỉ 3 ngày và uống tiếp đợt 2. Liên tục trong khoảng 3 – 4 đợt sẽ thấy triệu chứng giảm nhiều

Bài thuốc 3: Chữa bệnh dạ dày
Chuẩn bị: Khổ sâm cho lá 16g cùng 1 ít Dạ cẩm.
Cách làm: Sắc lấy nước đặc mỗi ngày 1 thang để uống, duy trì trong khoảng 2 – 3 tuần.
Khổ sâm cho lá là một dược liệu phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên vì đặc điểm hơi có độc của dược liệu, người bệnh cần chú ý và tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc về việc sử dụng các bài thuốc chứa dược liệu này.
—————–
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC
Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.
Kết nối với chúng tôi tại đây:
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Website: Bachthaoduocgmp.vnYoutube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP