Hẹ là một cây rau quen thuộc trong bữa ăn. Trong Đông y, Hẹ còn là một vị thuốc có tác dụng trị nhiều chứng bệnh, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt hiệu quả của Lá hẹ trị ho đã được nhiều người công nhận và ứng dụng dùng cho trẻ nhỏ vì tính an toàn.
Tìm hiểu về lá Hẹ trị ho
Đặc điểm nhận biết của lá Hẹ
Cây Hẹ (Allium odorum L.syn.A.tuberosum Rotller ex Spreng, thuộc họ hành (Alliaceae), được gọi tên khác trong Đông y là Phi tử, Cửu thái hoặc Khởi dương thảo.
Thuộc nhóm cây thảo cao khoảng 15 đến 30cm, Hẹ có thân tương tự như Hành, vảy nhỏ, lá hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ màu trắng kết tập thành tán giả trên một cuống chung, được mọc từ gốc. Toàn cây có mùi hăng đặc trưng.

Thành phần hóa học
- Theo những nghiên cứu khoa học hiện đại, trong lá và thân Hẹ chứa các hợp chất Sulfit, Saponin, chất đắng, Alixin…Đặc biệt Alixin và Sulfit là những kháng sinh tự nhiên rất tốt.
- Ngoài ra, trong 1kg lá Hẹ có 5 – 10g đạm, 5 – 30g đường, nhiều loại vitamin bao gồm vitamin A, vitamin C,…; các chất khoáng và rất nhiều chất xơ.
- Trong hạt cây Hẹ có chứa Alcaloid, Saponin
Phân bố
Cây Hẹ thường trồng làm cây rau gia vị và làm vị thuốc. Cây được gieo trồng bằng cách củ tách ra ở cây hoặc gieo bằng cây con và sử dụng quanh năm. Cây phát triển nhanh và không yêu cầu chăm sóc nhiều, hiện phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á.
Thu hái và chế biến lá Hẹ trị ho cho bé
Bộ phận sử dụng
- Để điều trị ho dù ở trẻ hay người lớn đều sử dụng thân và lá Hẹ tươi.
Thu hái
- Cây Hẹ mọc và phát triển quanh năm, do đó có thể thu hái Hẹ làm dược liệu cả năm.
- Lưu ý chỉ chọn những cây Hẹ còn xanh, không úa, vừa ra hoa. Không chọn cây già
Chế biến
- Sau khi thu hái, để Hẹ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Có thể rửa sạch Hẹ, để ráo nước rồi dùng giấy gói lại và bảo quản trong tủ lạnh.
Công dụng của Lá Hẹ
Tính – vị, quy kinh
Các bộ phận dùng như rễ, thân, lá Hẹ trị ho có vị cay, tính ấm và quy vào kinh Can, Vị, Thận.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
- Các biện chứng luận trị trong Đông y chỉ ra lá Hẹ có tác dụng bổ thận, ôn trung hành khí, tán ứ giải độc, từ đó dùng để chữa ho, thỏ thuyết, chảy máu cam, viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém.
- Hạt cây Hẹ còn dùng để chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau lưng, đau khớp, khi hư.

Tác dụng theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, cây Hẹ được biết đến với một số tác dụng dược ly như:
- Bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe bởi các vitamin và chất khoáng như vitamin K vả Canxi
- Alixin, Sulfit,…trong lá Hẹ là những kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm họng do nhiễm khuẩn, chữa bệnh nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ,…
- Hoạt chất Flavonoid trong Hẹ có tác dụng chống oxy hóa tốt, do đó có thể ngăn chặn, phòng ngừa bệnh ung thư và sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
- Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và khiến giảm cao huyết áp.
Cách dùng, liều lượng
Đối với Lá Hẹ trị ho, liều dùng là 20 – 30g/1 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh với lá Hẹ
Bài thuốc 1: Lá hẹ trị ho cho trẻ
Chuẩn bị: 1 nắm lá Hẹ tươi
Cách làm
- Rửa sạch lá hẹ, cho vào nồi hấp cơm lấy nước cho trẻ uống
- Mỗi ngày cho trẻ sử dụng 3 lần sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn
Bài thuốc 2: Lá Hẹ trị ho cùng đường phèn
Chuẩn bị
- Lá Hẹ 100g
- Đường phèn 3 thìa
Cách làm
- Lá Hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cùng đường phèn và hấp cách thủy đến khi chín nhừ
- Người lớn: Sử dụng ngày 2 – 3 lần, nên ăn cả bã
- Trẻ em: chỉ uống nước chiết, mỗi ngày 2 lần
- Sau khoảng 5 ngày sử dụng, cơn ho sẽ thuyên giảm. Sử dụng đều đặn đến khi khỏi hẳn thì ngưng.

Bài thuốc 3: Lá Hẹ trị ho do lạnh, cảm mạo
Bởi Lá hẹ có vị cay, tính ấm, ôn trung trợ khí nên có hiệu quả trong điều trị cảm mạo hay ho do nhiễm lạnh.
Chuẩn bị
- Lá Hẹ tươi 250g
- Gừng tươi 25g
- Đường
Cách làm
- Rửa sạch hẹ, thái khúc. Gừng, bỏ vỏ, thái sợi nhuyễn
- Hấp hẹ, gừng với một ít đường;
- Sau lúc chín, ăn lá hẹ, uống phần nước.
- Sử dụng liên tục trong 5 ngày để điều trị tận gốc chứng ho do lạnh hoặc cảm mạo.
Bài thuốc 4: Lá hẹ kết hợp cùng Nghệ và Chanh làm gia tăng hiệu quả trị ho
Chuẩn bị
- Lá Hẹ 10g
- Chanh tươi 1 quả
- Nghệ tươi 20g
- Đường kính hoặc đường phèn
Cách làm
- Lá Hẹ rửa sạch, cắt khúc, ngâm nước muối. Nghệ nướng chín, giã nát. Chanh thái lát mỏng
- Cho tất cả nguyên liệu vào bát và chưng cùng đường phèn, hấp cách thủy tới khi dược liệu chín nhừ
- Lấy phần nước sử dụng ngày 2 lần trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng lá Hẹ trị ho
Là một loại gia vị phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng loại rau này nếu bạn thuộc một số trường hợp sau:
- Có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với một trong các thành phần cây Hẹ
- Đối tượng âm suy, bốc hỏa không được dùng Hẹ
- Không sử dụng Lá hẹ cùng thịt trâu và mật ong vì tính tương kị
- Vào mùa nắng nóng, hạn chế sử dụng Hẹ
Ngoài công dụng trong việc trị ho, Lá Hẹ còn có thể được sử dụng hàng ngày bằng cách chế biến trong các món ăn như canh, súp, xào, cháo…Khi có nhu cầu sử dụng Lá Hẹ trị ho hay bất cứ bệnh nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
—————–
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC
Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.
Kết nối với chúng tôi tại đây:
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Website: Bachthaoduocgmp.vnYoutube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP