NGƯU TẤT CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH?

Ngưu tất hay trong dân gian còn được gọi bằng tên gọi khác là Cỏ xước, được biết đến là một dược liệu với đa công dụng. Vậy Ngưu tất có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh, đặc biệt đối với người mắc bệnh lý xương khớp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Tìm hiểu về vị thuốc Ngưu tất 

Đặc điểm nhận biết dược liệu Ngưu tất

Ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, họ Rau dền (Amaranthaceae).

Đây là loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân mọc thẳng có các cạnh phình lên ở các đốt, cao khoảng 50 – 80 cm. Rễ củ hình trụ dài. Lá mọc đối, hình bầu dục có cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả Ngưu tất hình bầu dục và chỉ có 1 hạt.

Hinh-anh-cay-nguu-tat
HÌnh ảnh dược liệu Ngưu tất

Phân bố, thu hái

Phân bố

Dược liệu Ngưu tất được trồng ở nhiều địa phương nước ta, ngoài ra ngưu tất còn được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ để lấy dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh

Thu hái

Cây ngưu tất được trồng bằng cách gieo hạt vào khoảng tháng 9 – tháng 10, hoặc ở một số miền núi người dân gieo hạt vào tháng 2 – 3 và có thể thu hoạch sau khoảng 6 tháng

Rễ ngưu tất mang về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và đầu rễ, đem phơi cho đến khi rễ hơi héo. Sau đó hun vài lần với lưu huỳnh và tiếp tục phơi cho đến khi khô hẳn, cắt lát mỏng. Những rễ to, dài và dẻo sẽ có giá trị cao hơn.

Thành phần hóa học

Những nghiên cứu khoa học trên dược liệu Ngưu tất sau khi thu hoạch cho thấy thành phần hóa học chủ yếu trong vị thuốc này là Saponin triterpenoid, các Acid hữu cơ và Carbohydrate. Đây chính là những hoạt chất quyết định việc Ngưu tất có tác dụng gì.

Vị thuốc Ngưu tất có tác dụng gì?

Tính – vị, quy kinh

Ngưu tất có vị đắng, ngọt, chua, tính bình và quy vào kinh Can, Thận

Theo Y học cổ truyền, Ngưu tất có tác dụng gì?

Theo biện chứng luận trị trong Đông Y, dược liệu Ngưu tất có công dụng hoạt huyết, điều kinh, bổ can thận, cường gân cốt, lợi niệu thông lâm. Dược liệu này được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng mỏi gối…

Nguu-tat-co-tac-dung-gi-trong-yhct-va-yhhd
Ngưu tất có tác dụng gì trong YHCT và YHHĐ

Các bằng chứng về tác dụng của vị thuốc Ngưu tất 

Ngưu tất có tác dụng gì theo Y học hiện đại? Một số thử nghiệm sử dụng cao lỏng dược liệu Ngưu tất trên động vật đã cho kết quả như sau:

  • Tác dụng trên tử cung: Giảm sức căng ở tử cung chuột bạch, làm co bóp tử cung trên thỏ, mèo có chửa. Ở chó, cao lỏng ngưu tất lúc đầu làm co bóp tử cung, sau thì lại làm dịu.
  • Tác dụng với huyết áp: Giảm huyết áp ở động vật đã được gây mê một cách tạm thời. Làm tim ếch co bóp yếu
  • Tác dụng giảm đau: dịch chiết Ngưu tất vào màng bụng chuột nhắt, gây nên trạng thái bong gân nhân tạo, thấy có tác dụng giảm đau yếu hơn của Morphin (Trung Dược Học).

Các bài thuốc trị bệnh với vị thuốc Ngưu tất

Bài thuốc 1: Chữa tê thấp

Chuẩn bị: Ngưu tất 15g, Lá lốt 12g, Tang ký sinh 10g, Kinh giới 10g, Sinh địa 15g, cây Xấu hổ 10g

Cách làm: Đem sắc các dược liệu lấy nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc 2: Trị phong thấp, các khớp đau nhức và trường hợp sưng nóng đỏ đau ở khớp

Chuẩn bị: Ngưu tất 15g, Cỏ xước 10g, Cà gai leo 15g, Rễ cây nho rừng 15g, Lá lốt 10g, Kinh giới 10g, Tang ký sinh 15g, Gai yết hầu 10g, Cây Xấu hổ 10g, Sinh địa 15g

Cách làm: Sao vàng hạ thổ các vị thuốc, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc 3: Chữa phong hàn tê thấp, viêm khớp, đau khớp, đau lưng, mỏi gối

Chuẩn bị: Cây ngưu tất khô (thân & lá ) 20g, 100g gạo lứt

Cách làm: Nấu thành cháo, chia 2 – 3 lần ăn trong ngày, dùng khi còn nóng. Một liệu trình điều trị trong 10 ngày.

Su-dung-bai-thuoc-chua-nguu-tat-chua-benh-xuong-khop
Sử dụng các bài thuốc chứa Ngưu tất chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc 4: Chữa cao huyết áp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh

Chuẩn bị: Ngưu tất 12g, Hạ khô thảo 10g, Tang ký sinh 20g, hạt muồng 16g, Hoa hòe 20g, Rau má 30g, Lá tre 20g, Tâm sen 8g, Cỏ nhọ nồi 16g, Rễ cỏ tranh 20g

Cách làm: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc 5: Chữa tăng huyết áp ở người béo có cholesterol máu cao

Chuẩn bị: Ngưu tất 12g, bán hạ chế 8g, Trần bì 6g, Tinh tre 8g, Thảo quyết minh 12g, Hòe hoa 12g, hạ khô thảo 12g, Tỳ giải 12g, Rễ cỏ tranh 12g

Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Dù là một thảo dược trong tự nhiên, tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này.

  • Phụ nữ có thai, đang hành kinh không sử dụng Ngưu tất vì có thể bị băng huyết
  • Kiêng dùng Ngưu tất trong các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư, người thiếu máu, nam giới bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh
  • Theo Dược Tính Luận, ngưu tất kỵ thịt trâu. Tránh dùng thực phẩm này trong quá trình dùng ngưu tất trị bệnh.

Nếu bạn chưa rõ Ngưu tất có tác dụng gì và chủ trị trong các trường hợp bệnh nào, hãy tham khảo thêm sự tư vấn của các thầy thuốc để có lựa chọn tốt nhất với sức khỏe của mình.

—————–

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255