Thực phẩm chức năng là một xu thế mới về mặt dinh dưỡng bởi các tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Là ranh giới giữa Thực phẩm và Thuốc, Thực phẩm chức năng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy chức năng sử dụng. Để đảm bảo việc phân loại Thực phẩm chức năng hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về bản chất của Thực phẩm chức năng. Bài viết sau đây sẽ cũng cấp tới các bạn những thông tin cơ bản nhất về Thực phẩm chức năng.
Hiểu bản chất để phân loại thực phẩm chức năng
Hiểu bản chất giúp ta dễ dàng biết về phân loại thực phẩm chức năng. TPCN là dạng thực phẩm, có tác động sinh học đến chuyển hóa của cơ thể và giúp hỗ trợ đến sức khỏe người dùng. Thực phẩm chức năng có thể có hoặc không có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên khác với thuốc, các tiêu chí để đưa một sản phẩm Thực phẩm chức năng ra thị trường có phần dễ dàng hơn, do đó đây không được coi là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
BÀI VIẾT DÀNH CHO BẠN: Tìm hiểu về sản xuất thực phẩm chức năng

Khái niệm Thực phẩm chức năng xuất hiện tại Việt Nam khoảng những năm 1900 – 1991 do Viện Dinh dưỡng định nghĩa: TPCN là thực phẩm có chứa các hoạt chất có hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe. Phân loại thực phẩm chức năng bao gồm:
- Thực phẩm chế biến từ các loại thảo dược,
- Thực phẩm sử dụng truyền thống có thể có hoặc không có chất dinh dưỡng nhưng có vài trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe người dùng.
Khi bổ sung Thực phẩm chức năng vào chế độ ăn, sức khỏe người dùng được cải thiện từ từ, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, làm đẹp từ trong ra ngoài, đồng thời làm giảm các nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất.
Thông thường, thành phần cơ bản bên trong mỗi loại thực phẩm chức năng sẽ chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất xơ, axit amin,…Đây là những thành phần bạn có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm, đồ uống hàng ngày. Tuy nhiên tùy thể trạng của từng cơ thể, trong nhiều trường hợp vẫn cần phải bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Và để đảm bảo sức khỏe thì việc bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những biện pháp dễ áp dụng, phù hợp về kinh tế và mang lại hiệu quả thực tế. Thực phẩm chức năng có thể sử dụng ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa mắc bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mỗi người có thể lựa chọn từ 1 – 3 sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp, tuy nhiên cần phải hiểu rõ về phân loại Thực phầm chức năng để có được sự lựa chọn tốt nhất.
Các cách thông dụng nhất để phân loại thực phẩm chức năng
Các khái niệm về Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hầu hết đều dựa trên công dụng chính, tính chất hoặc cách sử dụng của các sản phẩm này.
Tại một số nước Châu Á, Thực phẩm chức năng (Functional foods) còn có tên gọi khác là Thực phẩm bổ sung (Food Supplement), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Product), Thực phẩm đặc biệt (Food for Special use), sản phẩm dinh dưỡng y học (Medical Supplement). Tuy nhiên tại Trung Quốc, Châu Âu, phân loại thực phẩm chức năng thành Thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement); Thực phẩm y học (Medical Supplement – phổ biến tại Mỹ và Trung Quốc) hay Thực phẩm thuốc (Nutraceuticals – tại Châu Âu).
Để đảm bảo Quy định pháp luật về Công bố Thực phẩm chức năng, việc phân loại Thực phẩm chức năng sẽ phụ thuộc vào bản chất, tác dụng, hoặc nguồn gốc của chúng. Là một đơn vị sản xuất Thực phẩm chức năng uy tín, Bách Thảo Dược mong muốn cung cấp tới Quý khách hàng thông tin về phân loại Thực phẩm chức năng, từ đó giúp Khách hàng hiểu và dễ dàng thực hiện các thủ tục về công bố sản phẩm Thực phẩm chức năng mang thương hiệu của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện nay Việt Nam chủ yếu phân loại Thực phẩm chức năng thành 5 nhóm chính: theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm; theo cách quản lý; theo tác dụng và theo cách của người Nhật Bản.
Phân loại Thực phẩm chức năng theo phương thức chế biến
Phương thức chế biến đã phân loại thực phẩm chức năng thành 4 nhóm nhỏ bao gồm: Thực phẩm bổ sung vitamin, Thực phẩm bổ sung khoáng chất, Thực phẩm bổ sung hoạt chất sinh học và thực phẩm được bào chế từ thảo dược.
- Về nhóm TPCN bổ sung vitamin có thể kể đến các loại nước có hương vị trái cây giúp bổ sung vitamin C, E, beta-carotene hoặc các sản phẩm ở dạng viên uống bổ sung chất xơ…Đối với nhóm Thực phẩm bổ sung khoáng chất, có thể hiểu đơn giản như các loại muối bổ sung iod, bánh kẹo bổ sung calci hoặc các loại nước bù điện giải. Ví dụ như ở các nước phát triển: Anh, Mỹ, Nhật Bản…hiện đang rất phát triển sản phẩm sữa bột bổ sung thêm acid folic, vitamin và khoáng chất. Còn đối với Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc lại ưu chuộng việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào sản phẩm nước tăng lực.
- Nhóm sản phẩm bổ sung hoạt chất sinh học: sữa, thức ăn cho trẻ phát triển được bổ sung thêm DHA, EPA…
- Tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc… là những nước có nguồn dược liệu rất phát triển, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe bào chế từ thảo dược nổi tiếng có thể kể đến như: Linh Chi, Nhân Sâm, Đông Trùng Hạ Thảo, Hà Thủ Ô….

Phân loại thực phẩm chức năng theo dạng sản phẩm
Là ranh giới giữa Thực phẩm, thức ăn với thuốc, dẫn đến Phân loại Thực phẩm chức năng có thể chia ra làm 2 dạng: Thực phẩm – Thuốc hoặc Thực ăn – Thuốc.
- Thực phẩm chức năng dạng Thực phẩm – Thuốc là dạng sản phẩm được bào chế tương tự như thuốc (viên nén, viên nang, viên hoàn, dung dịch…), tuy nhiên bản chất vẫn là một dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và không có tác dụng điều trị bệnh như thuốc.
- Dạng Thức ăn – Thuốc được sử dụng bằng cách bổ sung trực tiếp hoạt tính vào thức ăn, ví dụ như: cháo thuốc, canh bổ dưỡng,… phổ biến nhất là dạng sắc nước uống.
Phân loại thực phẩm chức năng theo công dụng
Theo công dụng, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chia thành nhiều dạng với các chức năng như:

- TPCN hỗ trợ chống lão hóa
- TPCN hỗ trợ tiêu hóa (thực phẩm chức năng cho bệnh trào ngược dạ dày,…)
- TPCN hỗ trợ bệnh huyết áp (TPCN hỗ trợ hạ huyết áp, TPCN hỗ trợ tăng huyết áp,…)
- TPCN hỗ trợ giảm đái tháo đường
- TPCN hỗ trợ bệnh xương khớp
- TPCN tăng cường sinh lý (TPCN tăng cường sinh lý nam, TPCN tăng cường sinh lý nữ)
- TPCN bổ sung chất xơ
- TPCN hỗ trợ chức năng cho mắt
- TPCN phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não
- TPCN hỗ trợ làm đẹp (collagen, vitamin E, …)
- TPCN an thần, ngăn ngừa mất ngủ
- TPCN phòng ngừa bệnh nội tiết
- TPCN tăng cường sức đề kháng
- TPCN hỗ trợ tim mạch
- …
Phân loại Thực phẩm chức năng theo phương thức quản lý
Phần lớn đối với các sản phẩm chỉ có chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất thì thường chỉ cần có giấy phép công bố của nhà sản xuất về tiêu chuẩn sản xuất theo quy định, không cần đăng ký.
- Các nhóm sản phẩm Thực phẩm chức năng có các tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh cần phải đăng ký với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế và có chứng nhận cũng như giấy phép lưu hành sản phẩm.
- Các sản phẩm Thực phẩm chức năng thường có thể sử dụng theo mục đích mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các trường hợp sử dụng Thực phẩm chức năng với mục đích đặc biệt thì cần có chỉ định và sự giám sát của người có chuyên môn., ví dụ những thực phẩm ăn qua đường Sonde cho bệnh nhân.
Phân loại Thực phẩm chức năng theo Nhật Bản
Nhật Bản phân loại Thực phẩm chức năng thành 2 nhóm chính: Nhóm các thực phẩm công bố về sức khỏe và Nhóm thực phẩm đặc biệt (Thực phẩm cho người ốm, sữa bột cho trẻ, sữa cho Phụ nữ có thai và cho con bú…).
- Nhóm Thực phẩm công bố về sức khỏe Foshu (Food for special health use) là dạng thực phẩm dùng có mục đích đặc biệt, chứa các hoạt tính sinh học và có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể người. Khi sử dụng nhóm sản phẩm được công bố hàng ngày có thể mang lại những lợi ích cho cơ thể. Đây là những sản phẩm đã được đánh giá về tính an toàn, độ hiệu quả và chất lượng dựa trên các bằng chứng khoa học, được chính phủ phê duyệt và cho phép lưu hành.
- Nhóm sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC) có mục đích cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể. Sản phẩm nhóm này phù hợp với những người có lượng dinh dưỡng do thức ăn vào không đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối trên thị trường (nếu được cấp giấy phép sản xuất và giấy phép kinh doanh), không cần đăng ký với các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế.
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: - Thực phẩm chức năng tăng cân: TẠI ĐÂY - Thực phẩm chức năng giảm cân: TẠI ĐÂY - Thực phẩm chức năng bổ gan: TẠI ĐÂY - Thực phẩm chức năng bổ thận: TẠI ĐÂY - Thực phẩm chức năng bổ sung canxi: TẠI ĐÂY
Quy định về Công bố Thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Lý do cần công bố thực phẩm chức năng
Vì mức độ sử dụng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng, Bộ Y tế Việt nam đã quy định các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành.
Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
Khi có bản công bố chất lượng thực phẩm chức năng chính là một cách giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh đảm bảo được hoạt động và chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.
Tạo dựng thương hiệu
Thương hiệu là điều quan trọng nhất để một công ty có được độ uy tín trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Công bố sản phẩm chính là một cách tạo nên uy tín của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Họ hiểu rằng chỉ những sản phẩm đã được kiểm nghiệm rõ ràng, đảm bảo an toàn và được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền mới có thể lưu hành trên thị trường. từ đó, các thương hiệu dần dần được biết đến và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng cạnh tranh
Sau khi đã tạo ra uy tín và được nhiều người tiêu dùng quan tâm, một sản phẩm thực phẩm chức năng với chất lượng tốt sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, và chính người dùng phản hồi, chia sẻ về hiệu quả của sản phẩm sẽ là một hình thức quảng cáo tốt nhất.
Ổn định chất lượng sản phẩm
Một sản phẩm thực phẩm chức năng sau khi đã có công bố tiêu chuẩn chất lượng, dù là sản phẩm trong nước hay nhập khẩu thì cũng đều cần bảo bảo về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm.
Thủ tục công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Chuẩn bị hồ sơ công bố Thực phẩm chức năng bao gồm:
- Bản công bố hợp quy, quy định an toàn thực phẩm (công bố phù hợp). Bản này có ký tên và đóng dấu của công ty đứng ra công bố sản phẩm.
- Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân/doanh nghiệp ban hành (yêu cầu có ký tên, đóng dấu), bao gồm các nội dung sau:
- Bản công bố: Thông tin doanh nghiệp, thông tin công bố.
- Chi tiết về sản phẩm: cảm quan,công dụng, thành phần công bố, cách sử dụng, đối tượng sử dụng, đơn vị sản xuất, quy cách đóng gói, quy trình sản xuất…
- Chỉ tiêu chất lượng (chủ yếu): tiêu chuẩn của chất lượng, các chỉ tiêu vi sinh vật, kim loại nặng, hàm lượng hóa chất không mong muốn.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm định đăng ký trong vòng 12 tháng (365 ngày) hoặc Certificate of Analysis của phòng xét nghiệm – đơn vị độc lập với công ty/doanh nghiệp sản xuất hoặc phòng xét nghiệm được công nhận;
- Mẫu sản phẩm có gắn Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn của sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân/doanh nghiệp);
- Quy trình sản xuất cơ bản của sản phẩm (nếu file excel không bổ sung thì cần phải để một bản riêng)
- Bảng kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát định kỳ cụ thể (yêu cầu văn bản định dạng: pdf) có đóng dấu của nhà sản xuất.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của doanh nghiệp/nhà sản xuất/phân phối (có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm);
- Bảng thống kế kết quả nghiên cứu lâm sàng về sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn của sản phẩm thực phẩm chức năng đó.
- Bản sao (công chứng) giấy chứng nhận cơ sở sản xuất/nhà sản xuất đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HAY CÙNG CHUYÊN MỤC: - Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng - Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng - Hiểu rõ về thực phẩm chức năng
Các bước tiến hành Công bố thực phẩm chức năng
Hiện nay, để thuận tiện thì việc đăng ký hồ sơ với cục An toàn thực phẩm đang được đăng ký dưới dạng khai báo điện tử. Mỗi công ty, tổ chức/ cá nhân sẽ đăng ký một tài khoản hồ sơ riêng, trong đó cần cập nhật các thông tin về hồ sơ. Các giấy tờ đăng ký hồ sơ sau khi được Cục xem xét sẽ trả lại dưới dạng văn bản điện tử qua trang web và gmail đã đăng ký, từ đó các công ty, tổ chức/ cá nhân sẽ được yêu cầu bổ sung/ đính chính/ thay đổi lại thông tin trên tài khoản đó. Các thao tác bao gồm:
- Tạo tài khoản doanh nghiệp/ tư nhân trên trang của cục: http://congbosanpham.vfa.gov.vn
- Đăng nhập tài khoản và tải lên các giấy tờ trong hồ sơ ở dạng file exel hoặc pdf…. http://congbosanpham.vfa.gov.vn/HomePage.do
- Nộp phí thẩm định trực tuyến
- Chỉnh sửa/ bổ sung (nếu có yêu cầu từ cục), sau đó up lại hồ sơ
- Nộp phí cấp hồ sơ
- Nhận kết quả hồ sơ (down trên trang của cục)
Bách Thảo Dược sẵn sàng hỗ trợ các Quý khách hàng về các giấy tờ phục vụ cho hồ sơ công bố thực phẩm chức năng.
Mách bạn mẹo lựa chọn thực phẩm chức năng uy tín và chất lượng
Để lựa chọn ra được một sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp với mục đích sử dụng của mình, bạn cần cân nhắc các tiêu chí và xem xét một số vấn đề như sau:
Mục đích sử dụng sản phẩm Thực phẩm chức năng là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ vấn đề về sức khỏe mà mình đang gặp phải. Bạn bị đau nhức xương khớp, đau dạ dày mãn tính; bạn gặp vấn đề về cân nặng; bạn đang tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu…Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia Y tế, đặc biệt là khi muốn sử dụng kết hợp thuốc và Thực phẩm chức năng. Họ chính là những người hiểu về vấn đề bạn đang gặp phải và sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất về công dụng mà sản phẩm sẽ đem lại.
NÊN ĐỌC: NÊN UỐNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀO LÚC NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ NHẤT?
Đánh giá lợi ích mà sản phẩm đem lại
Thông tin về thành phần, công dụng, nguồn gốc xuất xứ, khuyến cáo bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu qua các trang tin chính thống. Hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhà sản xuất uy tín và được kiểm duyệt bởi các Tổ chức chuyên trách, được phép lưu hành.
Giá sản phẩm phải hợp lý
Có 2 yếu tố quan trọng để đánh giá về giá thành sản phẩm, đó là: Giá cả sản phẩm phải tương đương với giá trị mà nó mang lại và Phù hợp với mức chi tiêu của người tiêu dùng. Bạn có thể so sánh giá cả giữa các sản phẩm của những nhãn hiệu phổ biến, có độ uy tín nhất định trên thị trường để tìm ra một sản phẩm có giá thành hợp lý nhất.

Kiểm tra kỹ thành phần
Khi lựa chọn một sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân, hãy đọc thật kỹ thành phần và các thông số liên quan của sản phẩm. Mặc dù thành phần của các loại Thực phẩm chức năng chủ yếu xuất phát từ tự nhiên, tuy nhiên không phải loại dược liệu nào từ tự nhiên khi kết hợp với nhau cũng an toàn tuyệt đối. Vì vậy, nếu không thể hiểu rõ về từng thành phần của sản phẩm, hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
ĐỌC THÊM: - LÀM ĐẸP DA MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN - DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG UY TÍN - CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
Bách Thảo Dược tự tin là đơn vị có năng lực và uy tín trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà máy sản xuất chuẩn GMP để tạo ra các sản phẩm chất lượng mang thương hiệu của chính mình, hãy liên hệ ngay với Bách Thảo Dược:
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÁCH THẢO DƯỢC
Giữ gìn và phát huy tinh hoa Y học cổ truyền.
Địa chỉ: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
VPĐD: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội, Việt Nam.
Website: Bachthaoduocgmp.vn
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Tìm hiểu về Nghiên cứu và sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Bách Thảo Dược
Liên hệ ngay với chuyên gia tại Bách Thảo Dược theo hotline/ zalo: 0858 387 350