QUẾ NHỤC CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG TRỊ BỆNH HO

Trong Đông y, Quế nhục được biết đến là một dược liệu có vị cay ngọt, tính nóng và dùng để trị ho. Vậy trong Y học hiện đại, Quế nhục có tác dụng gì và các tác dụng đó đến từ đâu? Hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu thông qua bài viết này.

Tìm hiểu về Quế nhục 

Đặc điểm nhận biết của vị thuốc Quế nhục 

Quế nhục hay còn gọi là Quế chi, có tên khoa học là Cinnamomum obtusifolium Nees., thuộc họ Long não (Lauraceae)

Đây là một loài thực vật lớn, cây to và thường cao khoảng 10 – 20m, có vỏ thân nhẵn. Lá cây Quế nhục mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặc trên của lá màu xanh sẫm bóng. Hoa trắng mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín có màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm tinh dầu đặc trưng, đặc biệt ở vỏ thân.

Quế ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, cho quả vào tháng 10 – 12 hoặc tháng 1 – 2 năm sau.

cay-que-Cinnamomum-obtusifolium-Nees
Cây Quế – Cinnamomum obtusifolium Nees

Bộ phận dùng

Quế nhục là bộ phận vỏ thân của cây quế. Vỏ quế khô được cạo sạch lớp biểu bì thì được gọi là Nhục quế tâm, Còn vỏ quế được cuộn thành hình xoắn ốc thì gọi là Quan quế.

Thành phần

Thành phần hóa học chủ yếu trong Nhục quế là Tinh dầu, trong đó phần lớn là Cinamaldehyd.

Phân bố

Cây Quế phát triển ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm. Là cây ưa ánh sáng, ánh sáng càng nhiều càng giúp Quế phát triển nhanh và cho chất lượng tinh dầu tốt. Tuy nhiên những cây Quế từ 1 đến 5 tuổi thường cần che bóng mát.

Nhiều nước trên thế giới có sự phân bố của Quế. Tại Việt Nam, Quế được tìm thấy ở nhiều khu vực như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh,…và hiện còn được trồng tại Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An,…để làm dược liệu và gia vị.

Thu hái và chế biến

Thu hái

  • Quế càng lâu năm càng cho dược liệu có chất lượng tốt. Vỏ thân của những cây Quế trên 5 tuổi sẽ được thu hoạch vào tháng 4 – 5 hoặc tháng 9 – 10.
  • Để thu hoạch, cần buộc chặt quanh thân và những cành to, cách nhau khoảng 40 – 50cm, sau đó dùng dao nhọn cắt đứt nửa phần thân, sau đó cắt dọc theo chiều dài đoạn (Chỉ thu hái 1 nửa phần Quế nhục, phần còn lại để tái sinh).
  • Sử dụng que, nữa đã vót nhọn, chèn vào khe để tách vỏ quế, chú ý không làm sót lại gỗ gây giảm giá trị dược liệu.

Chế biến

  • Quế nhục có tác dụng gì và có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào quy trình chế biến dược liệu.
  • Nhục quế khi thu hoạch nếu to, dày thì cần ngâm, ủ nước trong 1 ngày sau đó rửa sạch và để ráo nước. Dùng lá chuối đã hơ mềm lót bên dưới khoảng 5cm, sau đó xếp dược liệu lên trên rồi lại đậy bằng lá chuối dày khoảng 5cm. Nếu mùa nóng thì buộc chặt để 3 ngày, mùa lạnh thì buộc chặt để 7 ngày. Mỗi ngày đều cần mở ra để đảo vị trí quế cho đều.
  • Sau thời gian ủ, lấy quế ra ngâm nước thêm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra đặt trên nứa, ép phẳng nhiều lần và phơi chỗ khô mát cho tới khi Nhục quế khô lại.
  • Thời gian ủ quế mất khoảng 15 – 16 ngày trong mùa nóng và khoảng 25 – 30 ngày trong mùa mưa. 

Quế nhục có tác dụng gì?

Tính – vị, quy kinh

Quế nhục có vị cay ngọt, tính nóng và được quy vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Thận.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Quế nhục có tác dụng gì? Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Quế nhục có tính đại nhiệt, do đó có thể sử dụng trong các bệnh gây bởi căn nguyên từ nhiễm hàn. Ngoài ra vị cay ngọt, tính ấm trong Quế nhục có tác dụng giải biểu phong hàn. 

Theo tài liệu Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng của PGS.TS. Nguyễn VIết Thân đã chỉ ra một số công dụng chính của vị dược liệu này:

  • Bổ hỏa, trợ dương
  • Tán hàn, giải biểu, ôn tỳ, chỉ thống
  • Lợi can phế khí

Từ đó, Quế nhục thường được chỉ định để điều trị các trường hợp:

  • Chữa bệnh do lạnh: Chân tay lạnh, đau bụng lạnh, phong tê bại, ỉa chảy
  • Chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi
  • Bế hàn ở kinh lạc gây đau bụng thượng vị, đau mỏi cơ thể, rối loạn kinh nguyệt…
que-nhuc-co-tac-dung-gi?
Quế nhục có tác dụng gì trong YHCT và YHHĐ

Tác dụng theo Y học hiện đại

Trên phương diện Y học hiện đại, thành phần hóa học trong Quế nhục có tác dụng gì trong điều trị bệnh nói chung? Một số nghiên cứu về Tinh dầu của Quế nhục đã chỉ ra vị dược liệu này có khả năng:

  • Ức chế trung khu thần kinh, giúp giảm đau, giải nhiệt, an thần và chống co giật
  • Chống kích thích nhẹ dạ dày và ruột, tăng tiết nước bọt, dịch vị, giảm co thắt cơ trơn, từ đó giúp tăng cường hệ tiêu hóa và giảm đau bụng do co thắt.
  • Đối với hệ thống tim mạch, Quế nhục giúp tăng lưu lượng máu lên động mạch tim và cả thiện tình trạng thiếu máu
  • Khả năng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), đồng thời ức chế sự hoạt động của các loại nấm mốc

Cách dùng – Liều lượng sử dụng Quế nhục

Vị thuốc quế nhục có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp trong các bài thuốc cùng vị thuốc khác. Dạng sử dụng phổ biến của Quế nhục là dạng thuốc sắc, dạng bột, ngâm rượu hoặc làm thành siro.

Liều lượng của Nhục quế được khuyên dùng:

  • Đối với nước sắc: 2 – 5g mỗi ngày
  • Dạng bột: dùng 1 – 2g mỗi lần
  • Quế nhục ngâm rượu: 5 – 15g mỗi ngày
  • Siro Nhục quế: 30 – 60g mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Quế nhục 

Người âm hư hỏa vượng không dùng.

Phụ nữ có thai nên thận trọng trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Không sắc kết hợp Quế nhục với Xích thạch chỉ. Khi sắc chung, Xích thạch chỉ có thể khiến thành phần hữu cơ của Quế nhục giảm. Do đó, nếu cần kết hợp 2 vị thuốc cần sắc trước Xích thạch chỉ, bỏ bã, lại cho Nhục quế vào. Hoặc có thể sắc riêng 2 vị thuốc sau đó hoàn trộn, dùng uống.

Dùng lâu với liều cao có thể dẫn đến nhức đầu, táo bón.

Quế nhục vị cay ngọt, tính nhiệt, có chứa độc tố nhẹ. Do đó, khi cần sử dụng vị thuốc Nhục quế cần trao đổi với thầy thuốc chuyên môn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các bài thuốc trị ho với Quế nhục

Quế nhục có tác dụng gì trong điều trị ho? Thông thường, để điều trị ho, đặc biệt là cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, chị em phụ nữ thường chế biến và để sẵn trong bếp những lọ tinh dầu quế. Vậy sử dụng dược liệu này trị ho như thế nào?

Bài thuốc 1: Quế chi thang

Chuẩn bị:

  • Chỉ thực              12g
  • Hậu phác            16g
  • Quế chi                l0g
  • Qua lâu                8g

Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang

Công dụng: Dùng khi nhiều đờm, khí suyễn, ngực đầy trướng

bai-thuoc-su-dung-que-nhuc-tri-ho
Các bài thuốc sử dụng Quế nhục trị ho

Bài thuốc 2: Trị ho có đờm, ho do lạnh

Chuẩn bị:

  • Tạo giác                    4g
  • Quế chi                      4g
  • Cam thảo                  8g
  • Sinh khương              4g

Cách làm: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc 3: Giúp giảm ho ở trẻ

Chuẩn bị: Quế, mật ong

Cách làm:

  • Quế tán bột mịn, sau đó hòa ¼ thìa bột quế cùng 1 thìa mật ong.
  • Cho trẻ ngậm 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm bớt cơn ho
  • Ngoài ra có thể hòa ¼ thìa bột quế cùng sữa trẻ uống hàng ngày.

Hy vọng bài viết này đã giúp người đọc hiểu được “Quế nhục có tác dụng gì?”. Xuất phát là một thảo dược tự nhiên, dù được đánh giá tương đối an toàn, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để sử dụng dược liệu đạt hiệu quả tốt nhất.

—————–

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255