TÁC DỤNG CỦA KIM TIỀN THẢO TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI MẬT, SỎI THẬN

Kim Tiền Thảo là một dược liệu phổ biến được dùng trong các bài thuốc trị sỏi thận, sỏi mật. Trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều đã ghi nhận về tác dụng của Kim Tiền Thảo trong việc đào thảo sỏi cùng một số bệnh lý tiết niệu. Hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu về loại dược liệu quý này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây thuốc Kim tiền thảo 

Kim tiền thảo hay còn gọi là Đồng tiền lông, Cây Mắt trâu, Cỏ đồng tiền vàng, Bạch nhĩ thảo…, có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb) Merr thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật 

Kim tiền thảo là cây thảo sống lâu năm, có phần thân mọc bò sát dưới mặt đất, dài khoảng 30 – 50cm. Thân cây dẹt có nhiều lông trắng mịn, rễ đâm từ gốc rồi mọc đứng. Các cành có lông nhung màu gỉ sắt và có khía vằn.

Lá Kim tiền thảo mọc so le gồm 3 lá chét hình tròn, có chiều dài 1,8 – 3,4cm và rộng 2 – 3,5cm. Mặt dưới của lá có nhiều lông mịn màu trắng bạc, mặt trên có nhiều gân, khi sờ vào có cảm giác mềm mại.

Kim-tien-thao-Desmodium-styracifolium
Kim Tiền Thảo – Desmodium styracifolium

Hoa Kim tiền thảo thường mọc thành chùm ở nách lá, màu tím, mỗi chùm có 2 – 3 hoa. Thường hoa nở vào tháng 6 – 9 và kết quả khoảng tháng 9 – 10. Quả nhỏ có các hạt hình đậu, có chiều dài khoảng 14-16mm, hơi cong hình cung.

Bộ phận dùng

Phần phía trên mặt đất: Thân, cành và lá của cây Kim tiền thảo đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Thành phần hóa học

Thành phần chính tạo nên tác dụng của Kim tiền thảo chính là 2 hoạt chất Saponin và Flavonoid.

Phân bố

Cây kim tiền thảo thường mọc hoang ở nhiều địa phương, khu vực miền núi nước ta: Lạng Sơn, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh,… 

Hiện với nhiều tác dụng của Kim Tiền Thảo đã được công nhận, thảo dược này đang được trồng rộng rãi trong các vườn thuốc Đông y làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái và chế biến Dược liệu Kim tiền thảo

Thu hái

Thu hoạch Kim tiền thảo vào mùa hè, lúc cây ra nhiều hoa và lá.

Sơ chế

Dược liệu sau khi thu hái mang rửa sạch, loại bỏ các tạp chất, cắt đoạn nhỏ, phơi khô dùng dần.

Bảo quản

Dược liệu sau khi sơ chế cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Tác dụng của Kim tiền thảo

Tác dụng của Kim tiền thảo không chỉ được chứng minh trong Y học cổ truyền mà cũng đã được chứng minh cả trong Y học hiện đại, đặc biệt trong việc điều trị bệnh lý sỏi thận, sỏi mật.

Tính – vị, quy kinh

Dược liệu Kim tiền thảo có vị ngọt, mặn, tính mát và quy vào kinh Can đởm, Bàng quang và Thận.

tac-dung-cua-kim-tien-thao
Công dụng của Kim Tiền Thảo

Tác dụng theo Y học cổ truyền 

Theo biện chứng luận trị trong Đông y, tác dụng của Kim tiền thảo được đánh giá cao trong việc thanh nhiệt, lợi tiểu, từ đó dùng để chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, vàng da, đái rắt…

Tác dụng theo Y học hiện đại

Một vài nghiên cứu về tác dụng của Kim tiền thảo ứng dụng trong Y học hiện đại đã chỉ ra:

  • Đối với hệ thống tim mạch: Các hoạt chất trong cây thuốc giúp tăng tuần hoàn hệ mạch vành, tuần hoàn của thận và não cũng tăng, hạ áp lực ở động mạch, giảm lượng oxy của tim, điều trị nhịp tim nhanh.
  • Tác dụng lên mật: Giúp tăng bài tiết dịch mật, điều tiết nồng độ lecithin, acid mật và cholesterol, hạn chế được sự hình thành sỏi. Bên cạnh đó kim tiền thảo chữa sỏi mật nhờ tác dụng tăng vận động đường mật giúp bào mòn và tống sỏi ra ngoài.
  • Tác dụng của Kim tiền thảo lên hệ bài tiết và mật: Hoạt chất trong dược liệu này giúp lợi tiểu và có khả năng ức chế sự hình thành sỏi. Ở hệ tiết niệu, quá trình hình thành sỏi bị ức chế bằng việc làm giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi và kiềm hóa nước tiểu. Còn đối với mật, các hoạt chất trong Kim tiền thảo tăng bài tiết dịch mật, điều tiết nồng độ dịch mật làm hạn chế các yếu tố tạo sỏi. Ngoài việc ức chế sự hình thành sỏi, Kim tiền thảo còn giúp tăng vận động và đẩy sỏi ra ngoài.
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn: Hoạt chất Saponin và Flavonoid trong Kim tiền thảo có tính chống oxy hóa và chống viêm, từ đó giúp ức chế trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và tụ cầu vàng. Điều này giúp giảm Kim tiền thảo có khả năng hỗ trợ điều trị viêm thận và viêm đường tiết niệu.

Cách dùng, liều lượng

Theo khuyến cáo, với Kim tiền thảo người bệnh có thể sử dụng từ 10 – 30g mỗi ngày ở dạng thuốc sắc.

Các bài thuốc trị bệnh với Kim tiền thảo

Bài thuốc 1: Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang

Chuẩn bị

  • Kim tiền thảo 30g
  • Mộc thông 9g
  • Biển súc 12g
  • Hoạt thạch 15g
  • Chi tử 12g
  • Kê nội kim 9g
  • Tiên hạc thảo 15g
  • Xa tiền tử 15g
  • Cù mạch 12g
  • Cam thảo 6g
  • Hải kim sa 15g
  • Hoa hòe 15g

Cách làm

Rửa sạch các dược liệu, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần

Bài thuốc 2: Chữa sỏi bàng quang, phù thũng, đái buốt, đái rắt

Chuẩn bị

  • Kim tiền thảo 40g
  • Tỳ giải 20g
  • Xa tiền tử 20g
  • Uất kim 12g
  • Trạch tả 12g
  • Ngưu tất 12g
  • Kê nội kim 8g

Cách làm

Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần

bai-thuoc-su-dung-kim-tien-thao-tri-soi-than
Các bài thuốc sử dụng Kim tiền thảo chữa trị sỏi thận, sỏi mật

Bài thuốc 3: Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang

Chuẩn bị

  • Kim tiền thảo 40g
  • Sinh địa 16g
  • Đạm trúc diệp 16g
  • Xa tiền tử 20g
  • Mộc thông 8g
  • Kê nội kim 8g
  • Cam thảo (sao vàng) 8g

Cách làm

Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống

Bài thuốc 4: Tác dụng của Kim tiền thảo trong chữa tiểu tiện ra máu, tiểu buốt,…

Chuẩn bị: Bài thuốc Thạch vĩ tán gia giảm

  • Kim tiền thảo 12g
  • Thạch vĩ 12g
  • Tang bạch bì 12g
  • Phục linh 12g
  • Xa tiền tử 12g
  • Chi tử 12g
  • Hoạt thạch 16g
  • Cam thảo 6g
  • Mộc thông 6g

Cách làm

Sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị

  • Kim tiền thảo 40g
  • Xa tiền tử 20g
  • Đào nhân 8g
  • Uất kim 8g
  • Chỉ xác 8g
  • Đại phúc bì 8g
  • Kê nội kim 8g
  • Ý dĩ 16g

Cách làm

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trên đây là các thông tin cơ bản về Kim tiền thảo cùng công dụng trong các bài thuốc chữa trị sỏi thận, sỏi mật. Khi sử dụng các sản phẩm với mục đích loại trừ sỏi tiết niệu, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ và kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255