Vị thuốc Cốc nha là hạt chín già đã mọc mầm, phơi khô của cây lúa tẻ, họ lúa. Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh Tỳ, Vị, do đó trong Y học cổ truyền vẫn dùng vị thuốc này trong việc chủ trị chữa các bệnh lý tiêu hóa.
Tìm hiểu về vị thuốc Cốc nha
- Tên thường gọi: Sính cốc nha, Sinh thục cốc nha, Hương đạo nha.
- Tên thuốc: Fructus Oryzae Germinatus
- Tên khoa học: Oryza sativa L.
- Họ Lúa: Gramineae
Cốc nha là gì, đặc điểm nhận biết
Lúa có 3 loại: lúa gạo, lúa mạch và lúa mì. Tên khoa học của lúa là Oryzasativa L.; lúa mạch là Hordeum vulgare L, lúa mì là Triticum aestivum L.; cả 3 loài này đều thuộc họ Lúa Poaceae, nhưng hình dáng rất khác nhau, về thành phần hóa học cũng có đôi chút khác nhau: Lúa tẻ, nguồn nguyên liệu để chế cốc nha.
Cây lúa không chỉ được biết đến là cây lương thực mà còn là 1 cây thuốc quý. Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Tuỳ thời kỳ sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm.

Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu.
Thành phần hóa học
Trong vị thuốc Cốc nha chứa nhiều Tinh bột, chất béo, protid, maltose, saccharose, amylase, malttase, Vitamin B, C, lecithin.
Phân bố
Lúa được trồng chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thu hái và chế biến Dược liệu Cốc nha
Dùng sống hoặc sao lên.
- Cốc Nha; Lấy hạt lúa sạch, ngâm nước cho ngập 6-7/10, vớt ra, đựng vào rổ, đậy kín. mỗi ngày vẩy nước một lần để giữ độ ẩm giúp cho mầm mọc tốt. đến lúc rễ dài khoảng 0,3-0,6cm thì đổ ra, phơi khô là được.
- Sao Cốc Nha: Lấy hạt lúa đã nứt mầm, cho vào nồi rang với nhỏ lửa đến khi thành mầu vàng sẫm, lấy ra để nguội là được.
- Tiêu Cốc Nha: Lấy Cốc nha cho vào nồi, rang to lửa cho thành mầu vàng sém, rưới ít nước vài, lấy ra hong gió cho khô là được.
Tác dụng của vị thuốc Cốc nha
Tính – vị, quy kinh
Dược liệu có Vị ngọt, tính ôn và quy vào kinh Tỳ, Phế, Vị
Tác dụng
Cốc nha có tác dụng chữa khó tiêu và điều hòa vị, kích thích tiêu hóa, bổ Tỳ, khai Vị.

Chủ trị
Khó tiêu: cốc nha dùng phối hợp với thần khúc và sơn tra.
Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn. Dùng phối hợp cốc nha với đẳng sâm, bạch truật và trần bì.
Cách dùng, liều lượng
Khuyến cáo với việc sử dụng vị thuốc Cốc nha là dùng khoảng 10-15g/ 1 ngày bằng cách sắc nước, tán bột và phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc trị bệnh với Cốc nha
Bài thuốc 1: Trị chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy đau
Chuẩn bị
- Sao Cốc nha 10g
- Sao Mạch nha 10g
- Tiêu Sơn tra 10g
- Tiêu thần khúc 10g
- Sao La bạc tử 6g
Cách làm
- Sắc nước uống
Bài thuốc 2: Trị ăn uống không tiêu, rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị
- Sao cốc nha 10g
- Thương truật 6g
- Kê nội kim 6g
- Chích thảo 6g
Cách làm
- Sắc nước uống

Bài thuốc 3: Trị chán ăn do tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị
- Cốc thần hoàn 15g
- Cốc nha 15g
- Chích thảo 6g
- Sa nhân 5g
- Bạch truật 10g
Cách làm
- Sắc nước uống
Bài thuốc 4; Trị bệnh hư phù, ăn uống không tiêu, đau bao tử không tiêu hóa được chất bột
Chuẩn bị
- Cốc nha 12g
Cách làm
- Sao vàng vị thuốc Cốc nha, tán nhỏ chia 2 – 3 lần uống trong ngày
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Cốc nha
Dù là vị thuốc từ tự nhiên, tuy nhiên nếu người bệnh gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng Tỳ Vị không có tích trệ thì cần thận trong khi sử dụng vị thuốc Cốc nha
Trên đây là những thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên hỏi thêm sự tư vấn từ thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất
———————-
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC
Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.
Kết nối với chúng tôi tại đây:
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Website: Bachthaoduocgmp.vn
Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP