Vị thuốc Tang ký sinh rất gần gũi đối với cuộc sống của chúng ta. Tang ký sinh với những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời ứng dụng từ y học dân tộc cho đến trong chính đời sống của nhân dân. Vậy tang ký sinh là gì? Bạn đã biết công dụng và cách sử dụng của loài thảo mộc này? Hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu về vị thuốc tang ký sinh
Vị thuốc Tang ký sinh có nguồn gốc từ đâu? Vị thuốc này có đặc điểm nhận biết như thế nào? Cách thu hái và bảo quản ra sao?
Tang ký sinh là gì?
Vị thuốc tang ký sinh chính là cây mọc ký sinh trên cây dâu hay còn gọi là tầm gửi cây dâu. Ngoài tang ký sinh, nhiều bộ phận của cây dâu cũng được dùng làm thuốc: tang diệp (lá cây dâu), tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu), tang thầm (quả dâu), tang tiêu phiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu – vốn là ấu trùng của một loại xén tóc).

Tên khoa học của Tang ký sinh
- Tên gọi khác: Tầm gửi cây dâu.
- Tên khoa học:Loranthus gracilifolius Schult.
- Họ: Tầm gửi (Loranthaceae)
- Bộ phận dùng: Những đoạn thân cành và lá đã phơi khô
Đặc điểm vị thuốc tang ký sinh
Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ, màu xanh, ký sinh trên cây dâu tằm nhờ các rễ mút. Cành khúc khuỷu chứ ko thẳng, các mẫu nổi, màu xám hoặc nâu đen sẫm. Lá cây mọc so le, thường có hình bầu dục. Kích thước lá: dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 5 cm. Gốc lá thuôn hoặc hơi tròn, đầu tù đôi khi lõm, mép hơi lượn sóng, cuống lá ngắn, gân phụ cong cong.
Hoa mọc thành chùm hình tán ở kẽ lá, hoa màu đỏ hoặc hồng tím, hình chùy dài có răng cưa nhỏ, bầu hạ. Lá bắc nhỏ hình tam giác.

Quả hình bầu dục, còn vết tích của đài hoa.
Tính, vị: Tang ký sinh vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Quy vào 2 kinh can, thận.
Vị thuốc tang ký sinh có tác dụng gì?
Sau đây là một số tác dụng của vị thuốc Tang ký sinh trên cả hai mặt trận y học cổ truyền và y học hiện đại.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Nói đến công năng chủ trị, tác dụng trong y học cổ truyền, vị thuốc Tang ký sinh có những nhóm công dụng phổ biến như sau:
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng, mỏi gối, thường phối hợp với các vị thuốc cẩu tích, ngưu tất, tục đoạn, độc hoạt, khương hoạt.
- Dưỡng huyết – an thai: Dùng trong trường hợp huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu, dùng tang ký sinh phối hợp với các vị thuốc: a giao, ngải diệp, hoặc các vị: đẳng sâm, bạch truật, hương phụ, tục đoạn, đương quy.
- Hạ áp: dùng đối với bệnh cao huyết áp, phối hợp với hạ khô thảo, hoàng cầm, ngưu tất.

Tác dụng của vị thuốc tang ký sinh theo y học hiện đại
- Tác dụng dược lý: với liều 0,4 -0,5g/kg thể trọng, cho uống, chó và mèo (đã gây mê) hạ huyết áp, còn có tác dụng lợi niệu; làm giãn tĩnh mạch tai thỏ cô lập đã làm cứng hóa bởi cholesterol. Ngoài ra còn có tác dụng trấn tĩnh.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm có thấy vị thuốc tang ký sinh có tác dụng hạ huyết áp, càng tốt hơn khi phối hợp với câu đằng, lá bạch hạc.
- Tác dụng kháng khuẩn: cây thuốc có tác dụng ức chế virus gây viêm chất xám của tủy sống.
- Ngoài Tang bạch bì, có thể dùng các cây Loranthus ký sinh trên các cây khác (chanh, cam, gạo,…) vẫn cho công hiệu chữa bệnh tốt.
Liều dùng
Theo tài liệu Dược học cổ truyền – Bộ y tế có ghi rằng: liều dùng đối với vị thuốc Tang bạch bì: 8-12g.
Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh
Độc hoạt tang ký sinh là phương thuốc cổ được ứng dụng bao đời nay, chữa đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, gặp ở người cao tuổi. (đau xương khớp thuộc thể can thận hư).
Thành phần và tác dụng của bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh:
- Độc hoạt, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao, Phòng phong: Tác dụng giảm đau, trừ phong thấp.
- Nhân sâm, Phục linh bổ khí.
- Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược: tác dụng bổ – hoạt huyết.
- Ngưu tất, Đỗ trọng: bổ can thận, mạnh gân – cốt.
- Quế nhục: ôn tán hàn, thông lợi mạch huyết.
- Cam thảo: điều hòa bài thuốc.
Ngoài bài Độc hoạt tang ký sinh, bệnh nhân có thể phối hợp với Thuốc dùng ngoài để cải thiện triệu chứng:
– Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
– Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
– Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu biết thêm nhiều thông tin hữu ích về vị thuốc Tang ký sinh. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt và gân cốt mạnh!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÁCH THẢO DƯỢC
Giữ gìn và phát huy tinh hoa Y học cổ truyền.
Địa chỉ: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.
VPĐD: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội, Việt Nam.
Website: Bachthaoduocgmp.vn
Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược
Liên hệ ngay với chuyên gia tại Bách Thảo Dược theo hotline/ zalo: 0858 387 350