TÁC DỤNG CỦA THẢO QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU, TÍCH THỰC

Bạn có biết Thảo quả là vị thuốc dùng chữa các chứng ăn uống không tiêu, tích thức rất hiệu quả? Vậy tác dụng của Thảo quả là gì? Hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về vị thuốc Thảo quả

 Trước khi tìm hiểu về “tác dụng của Thảo quả” hãy cùng xem qua về đặc điểm hình thái nhận biết của cây thuốc này.

Thảo quả là gì, đặc điểm nhận biết  

  • Tên khoa học: Amomum aromaticum 
  • Họ thực vật: họ Gừng – Zingiberaceae 
  • Tên gọi khác: Cây đò 

Thảo quả là một loài cỏ sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m, thân rễ mọc ngang, to, thô, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, thơm, mẫm, rất chóng thành xơ. Lá mọc so le, có lá có cuống ngắn, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài chừng 0,6-0,7m, roognj tới 0,2m, nhẵn. Mặt trên lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép nguyên. 

tac-dung-cua-thao-qua
Hình ảnh cây Thảo quả

Cụm hoa của cây Thảo quả mọc thành bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt. Có đến từ 8-17 quả trên mỗi bông, khi chín có màu đỏ nâu dài chừng khoảng 3-4cm, đường kính khoảng 2-3 cm, khi còn tươi mặt nhẵn bóng, vỏ ngoài dày 5mm.  Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có chừng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của cây thuốc là quả chín.

Phân bố

Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán cây rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Ở nước ta, Thảo quả phân bố chủ yếu ở các vùng khí hậu mát miền Bắc Việt Nam, chủ yếu tại Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. 

Thu hái và chế biến vị thuốc Thảo quả

Quả chín phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt.

Thảo quả sau khi thu hái được phơi khô để dùng làm thuốc chữ bệnh

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Tác dụng của Thảo quả

Theo tác dụng theo Y học cổ truyền:

Thảo quả có vị cay, tính ấm, có tác dụng táo thấp, ôn trung trừ đàm, triệt ngược. Vậy nên tác dụng của Thảo quả là dùng chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở. Ngoài ra, Thảo quả còn được dùng để để làm gia vị, cất tinh dầu làm hương liệu.

Các bài thuốc trị bệnh với Thảo quả

Mời Bạn đọc tham khảo qua một số bài thuốc trị bệnh sau đây để hiểu hơn về tác dụng của Thảo quả.

tac-dung-cua-thao-qua
Hình ảnh người dân thu hoạch Thảo quả làm thuốc chữa bệnh (ảnh sưu tầm).

Bài thuốc chữa đi ngoài do ăn nhiều thứ khó tiêu 

Thảo quả 8g, Vỏ rụt 12g, Thần khúc 8g, Can khương 6g, Lá ổi 8g, Hoắc hương 8g. Tán bột làm viên ngày uống 8-10g.

Bài thuốc chữa sốt rét thể rét nhiều với các triệu chứng sốt ít hoặc không sốt, không khát, ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, lưỡi nhạt

Thảo quả 8g, Quế chi 8g, Gừng khô 8g, Xuyên tiêu 8g, Qua lâu 8g, Binh lang 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang. 

Bài thuốc chữa sốt rét thể sốt rét lâu ngày (có lách to)

Thảo quả 8g, Bạch truật 12g, Bạch thược 9g, Hoàng kỳ 12g, Cam thảo 8g, Hậu phác 8g, Binh lang 8g, Gừng 8g, Xuyên khung 8g, Ô mai 8g, Thanh bì 8g, Miết giáp 16g. Các vị thuốc tán thành bột thô, mỗi ngày sắc uống 40g.

Chữa sốt rét

Thảo quả 8g, Thường sơn 12g, Sài hồ 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang. 

Cảm ơn Bạn đọc đã theo dõi bản tin Cây thuốc quý của Bách Thảo Dược chủ đề “Tác dụng của Thảo quả”. Mời Bạn đọc đón đọc những bản tin tiếp theo để cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khoẻ với các chủ đề: thông tin y dược, cây thuốc quý từ Bách Thảo Dược nhé!


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255