CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y học dân tộc với việc kế thừa truyền thống và phát huy tinh hoa đã giúp cải thiện rất nhiều bệnh tật, trong đó có chứng bệnh đau dạ dày. Vậy cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng y học cổ truyền hiệu quả như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia Bách Thảo Dược tìm hiểu qua bài viết sau.

Hiểu về cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong y học cổ truyền

Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh đau dạ dày trong y học cổ truyền, hãy cùng hiểu rõ hơn về các khái niệm liên quan đến phạm trù bệnh, căn nguyên gây bệnh và các triệu chứng thường gặp.

Định nghĩa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. 

Sở dĩ khái niệm bệnh như vậy vì y học cổ truyền phân loại bệnh theo các thể bệnh dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Từ các nguyên nhân này, các danh y sử dụng các phương pháp trị bệnh tương ứng phù hợp để chữa bệnh tận gốc. Chính vì thế mà các phương pháp chữa bệnh viêm loét dạ dày tác tràng theo y học cổ truyền cần thời gian để điều trị hiệu quả, song song với đó là các điều kiện về tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh, có lợi cho sự cải thiện bệnh tật. 

Viem-loet-da-day-ta-trang-la-gi
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Nguyên nhân gây bệnh 

Về nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có thể kể đến như:

  • Tình chí bị kích thích, can khí uất kết dẫn đến rối loạn, mất khả năng sơ, làm rối loạn khí cơ, thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây các chứng đau, ợ hơi, ợ chua,…
  • Ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, ngoại tà dễ xâm nhập gây khí trệ huyết ứ, sinh ra các cơn đau.
viem-loet-da-day-ta-trang
Nóng giận – Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
viem-loet-da-day-ta-trang-2
Ăn uống không khoa học cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnhviêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng và cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (xét theo các thể)

Các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá trang theo y học cổ truyền phân loại thành 2 thể bệnh: Thể can khí phạm vị và thể tỳ vị hư hàn. Cụ thể như sau: 

Thể can khí phạm vị

Nguyên nhân gây ra thể can khí phạm vị vì nguyên nhân can khí bất hòa. Theo quy luật âm dương ngũ hành: Can mộc khắc Tỳ hỏa. Thể bệnh này còn chia ra 3 thể nhỏ khác: Khí trệ, Hỏa uất và Huyết ứ.

      Khí trệ/ Khí uất

  • Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, đau từng cơn, triệu chứng cơn đau lan ra phía 2 bên mạn sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án) ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi rêu đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất).
  • Châm cứu: châm tả các huyệt Lương khâu, Thái xung, Tam âm giao, Túc tam lý, Trung quản, Thiên phủ, Can du, Tỳ du, Vị du.

     Hỏa uất

  • Triệu chứng: Đau vùng thượng vị nhiều,, đau rát, cự án, miệng khô ợ chua, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: Sơ can thanh nhiệt, thanh hòa vị.

     Huyết ứ

  • Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định cự án (ấn vào đau tăng lên, khó chịu), chia làm 2 loại: thực chứng và hư chứng.

Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhạt, chất lưỡi lên có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại, hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

  • Phương pháp chữa: 

Thực chứng: thông lạc huyết, hay lương huyết chỉ huyết.

Hư chứng: bổ huyết chỉ huyết.

Thể tỳ vị hư hàn

  • Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt mạch hư phế.
  • Phương pháp chữa: Ôn trung kiện tỳ, ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung.
viem-loet-da-day-ta-trang-3
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 

Tùy theo người bệnh mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng ở thể nào mà có những cách phối – kết hợp bài thuốc và vị thuốc cho phù hợp.

Thể can khí phạm vị 

Bài thuốc chữa thể Khí trệ:

Bài thuốc 1: 

  • Thành phần: Bột lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g.
  • Cách dùng: Tán bột ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Bài thuốc 2: 

  • Thành phần: Bột mai mực, Cam thảo, Hàn the phi, Mẫu lệ nung, Gạo tẻ, Hoàng bá, Kê kim nội; Thành phần bằng nhau.
  • Cách dùng: Tán bột ngày uống 20 – 30 g.

Bài thuốc 3: Cao dạ cẩm

  • Thành phần: Cao dạ cẩm 300g, Đường 900g. 
  • Cách dùng: Nếu nấu đường thành cao siro uống mỗi ngày lượng cao thuốc tương đương với 20g cao dạ cẩm.

Bài thuốc 4: 

  • Thành phần: Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g
  • Cách dùng:  Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 5: Sài hồ sơ can thang

  • Thành phần:  Sài hồ 12g, Chỉ xác 8g, Bạch thược 12g,  Cam thảo 6g, Xuyên khung 8g, Hương phụ 8g, Thanh bì 8g. 
  • Lưu ý: Nếu đau nhiều thêm khổ luyện tử 8g, diên hồ sách 8g, ợ chua thêm mai mực (Tang tiêu phiêu, ô tặc cốt) 20g.

Bài thuốc 6: Dùng trong trường hợp đau bụng dữ dội

  • Thành phần:  Trầm hương 6g, Sa nhân 8g, Trích thảo 6g, Hương phụ 10g, Diên hồ sách 8g, Khổ luyện tử 8g.

Bài thuốc chữa thể Hỏa uất

Bài thuốc 1: 

Thành phần: Thổ phục linh 16gm Lá độc lực 8g, Bồ công anh 16g, Vỏ bưởi bung 8g, Nghệ vàng 12g, Kim ngân 12g.

Bài thuốc 2: 

Thành phần: Hoàng cầm 16g, Sơn chi 12g, Hoàng liên 18g, Ngô thù 2g, Mai mực 20g, Mạch nha 20g, Cam thảo 6g, Đại táo 12g. 

Bài thuốc 3: Bài thuốc Sài hồ sơ can thang xuyên thêm luyện tử 5g, mai mực 16g. 

Bài thuốc 4: Hóa can tiễn phối hợp với bài Tả kim hoàn gia giảm

Thành phần: Thanh bì 8g, Chi tử 8g, Trần bì 8g, Bối mẫu 8g, Trạch tả 8g, Bạch thược 12g, Đan bì 8g, Hoàng liên 8g, Ngô thù 4g.

Bài thuốc 5: Bài thuốc Thanh can ẩm

Thành phần: Sinh địa 12g, Sơn thù 8g, Phục linh 8g, Hoài sơn 12g, Trạch tả 8g, Đan bì 8g, Đương quy 8g, Chi tử 8g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Đại táo 12g.

Dùng trong trường hợp can hỏa làm tổn thương đến phần âm.

Bài thuốc chữa thể Huyết ứ

Bài thuốc chữa thực chứng: 

Bài 1: 

  • Thành phần: Bằng xa 80g, Uất kim 40g, Bạch phần 60g.
  • Cách dùng: Tán bột làm viên, ngày uống 10g chia 2 lần. 

Bài 2: 

  • Thành phần: Sinh địa 40g, Hoàng cầm 12g, Trác bá diệp 16g, A giao 12g, Cam thảo 6g, Bồ hoàng 12g, Chi tử 8g.

Bài thuốc chữa hư chứng: 

Bài 1: 

  • Thành phần: Đẳng sâm 16g, Hoài sơn 12g, Ý dĩ 12g, Hà thủ ô 12g, Huyết dụ 12g, Kê huyết đằng 12g, Rau má 12g, Cam thảo dây 12g, Đỗ đen sao 12g. 

Bài 2: Hoàng thổ thang gia giảm

  • Thành phần: Đẳng sâm 16g, Đất lòng bếp 40g, A giao 12g,Phụ tử chế 12g, Bạch truật 12g, Địa hoàng 12gm Đẳng sâm 16g.

Thể tỳ vị hư hàn

Bài 1: 

Thành phần: Bố chính sâm 12g, Lá khôi 20g, Gừng 4g, Nam mộc hương 10g, Bán hạ chế, Sa nhân 10g, Trần bì 6g.

Bài 2: Bài Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm

Thành phần: Hoàng kỳ 16g, Sinh khương 6g, Cam khảo 6g, Hương phụ 8g, Quế chi 8g, Bạch thược 8g, Đại táo 12g, Cao lương khương 6g.

Trường hợp đầy bụng ợ hơi (Khí trệ) thêm chỉ sắc, mộc hương mỗi thứ 6g. Nếu trong bệnh óc ách nước, nông ra nước trong quá trình bỏ quê chi, thêm bán hạ chế 5g, phục linh 8g.

Các vị thuốc YHCT chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hữu hiệu

Sau đây là các vị thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả:

Khôi tía 

Khôi tía (Ardisia sylvestris) – còn có tên gọi khác là Khôi nhung. Khôi tía có vị chua, tính hàn, quy kinh tỳ – vị. Tác dụng bình can – giảm can khí uất kết – đây chính là nguyên nhân chính gây ra chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Khôi tía thường được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp thêm các vị thuốc khác để hiệu quả trị bệnh được tốt nhất. Ngoài ra, Khôi tía cũng được sử dụng trong các chứng: viêm họng, nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,…

>>> Đọc thêm: Khôi tía chữa dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-4
Khôi tía chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng

Nghệ 

Nghệ (Curcuma longa) – không chỉ là vị thuốc quý trong điều trị dạ dày, mà còn là gia vị chế biến món ăn ngon tuyệt hảo của người Việt. Nghệ vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh can – tỳ, chủ trị viêm loét dạ dày, vết thương lâu không liền miệng. Bộ phận dùng chính của Nghệ trong trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là Thân rễ (còn gọi là Khương hoàng). Cần phân biệt với Uất kim – phần rễ phình ra thành củ của Nghệ. 

>>> Đọc thêm: Nghệ chữa đau dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-5
Nghệ chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Chè dây 

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) – là thảo dược quý để chữa bệnh dạ dày được các danh y sử dụng từ xưa đến nay. Chè dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy kinh Tỳ, Vị. Tác dụng của Chè dây trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, giúp tiêu hóa tốt liên quan đến tính thanh nhiệt, đào thải độc tố, tiêu viêm của loài thảo dược này. 

>>> Đọc thêm: Chè dây chữa dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-6
Chè dây chữa đau dạ dày

Dạ cẩm

Dạ cẩm (Hedyotis capitellata) – là loài cây thuộc nhóm thân leo, thân thảo. Vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, chủ trị trong các bệnh: viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, chữa loét miệng lưỡi, làm nhanh liền vết thương, chóng lên da non. 

>>> Đọc thêm: Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-7
Dạ cẩm – vị thuốc quý trong chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng

Cam thảo Bắc 

Cam thảo Bắc hiện có 2 loài hay dùng là Glycyrrhiza uralensis Fisher và Glycyrrhiza glaba. Mặc dù hai loài thảo dược này có một số đặc điểm nhận dạng khác nhau, song về công dụng thì chúng vẫn có những vai trò nhất quán. 

Cam thảo bắc có, tính bình, vị ngọt quy kinh vào Tỳ, Vị, Phế, Tâm tạo nên công năng – chủ trị trong các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Một vai trò đặc biệt khác của Cam thảo là điều hòa bài thuốc, giúp cân bằng tính vị của các vị dược liệu, đem đến công năng toàn diện. 

Bên cạnh tác dụng của Cam thảo trong y học cổ truyền, y học hiện đại đã có những chứng minh thực nghiệm liên quan đến tác dụng của vị thuốc này. Cụ thể, dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày trên thực nghiệm; Cam thảo có tác dụng chống loét và nhanh liền vết thương,…

>>> Đọc thêm: Cam thảo chữa đau dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-8
Cam thảo chữa đau dạ dày

Rau mương 

Bên cạnh những nguồn tin tức “truyền miệng” về thông tin cây rau mương chữa dạ dày hiệu quả, thì vị thuốc này còn là thảo dược quý được các danh y sử dụng bao đời nay. 

Rau mương (Ipomoea aquatica) có vị cay – nhạt, tính mát, tác dụng lưu phong lương huyết, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng khu thấp. Rau mương chữa bệnh dạ dày rất tốt, cụ thể ở các chứng: đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng,…

>>> Đọc thêm về Rau mương

viem-loet-da-day-ta-trang-9
Rau mương chữa đau dạ dày

Bồ công anh 

Bồ công anh (Lactuca indica) – còn được dân gian gọi với nhiều cái tên khác: Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác, Bồ công anh cao. Trong lý luận cổ của Y học cổ truyền dân tộc, Bồ công anh có vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh can, vị. Bồ công anh với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm tán kết, lợi thấp, được sử dụng nhiều trong các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, trị nhọt độc. 

Trong trị bệnh viêm loét dạ dày tác tràng, Bồ công anh thường kết hợp sử dụng đối với các vị thuốc khác để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhất. 

>>> Đọc thêm: Bồ công anh

viem-loet-da-day-ta-trang-10
Bồ công anh – vị thuốc quý chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng

Cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum latifolium) – là dược quý thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa dạ dày. Hoàn ngọc là nhóm cây thuộc cây bụi lâu năm, còn được gọi với nhiều tên gọi khác là cây con khỉ, cây xuân hoa hay cây tu lình. 

Dược liệu hoàn ngọc có vai trò rất lớn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhờ tác dụng nhanh chóng làm lành vết loét. Về cách sử dụng, vị thuốc này có thể ăn sống, giã nát lấy nước uống, hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

>>> Đọc thêm: Hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-11
Cây Hoàn ngọc chữa bệnh đau dạ dày

Khổ sâm cho lá

Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis) – dược liệu quý trong điều trị bệnh về dạ dày. Về tính – vị , quy kinh, Khổ sâm cho lá có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, quy kinh Đại tràng. Khổ sâm dùng phối hợp với các vị thuốc: Bồ công anh, Lá khôi trong điều trị đau dạ dày. Hoặc kết hợp Khổ sâm cho lá với các vị dược liệu: Củ gió đất, Mẫu lệ, Trần bì, Hương phụ chế, Bột nga truật, Cam thảo điều trị chứng đau bao tử, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua rất hiệu quả. 

>>> Đọc thêm: Khổ sâm cho lá – vị thuốc quý chữa bệnh dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-12
Khổ sâm cho lá – vị thuốc quý

Hậu phác

Hậu phác nam – Cinnamomum liangii, là vị thuốc quý không chỉ giúp điều trị bệnh dạ dày mà còn nhiều bệnh khác. Hậu phác nam có công dụng các công dụng: ích khí, tiêu đờm, chỉ thống, ôn trung, tả nhiệt. Từ các tác dụng này, sử dụng vị thuốc Hậu phác trong điều trị các chứng: đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau bụng, và cả chứng viêm đại tràng mãn tính rất hiệu quả.

>>> Đọc thêm về Dược liệu Hậu phác nam

viem-loet-da-day-ta-trang-13
Hậu phác – chữa viêm loét dạ dày rất hiệu quả

Ô tặc cốt

Ô tặc cốt – Sepia esculenta, còn gọi là mai mực, nang mực. Ít người biết về công dụng tuyệt vời trong trị bệnh dạ dày của vị thuốc này nên thường bỏ đi. 

Ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn, quy kinh can, thận. Bở những đặc điểm này nên Ô tặc cốt có tác dụng lưu thông huyết mạch, trừ hàn, giảm đau, chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, cầm máu. 

 >>> Đọc thêm: Ô tặc cốt và hiệu quả trong trị bệnh dạ dày

viem-loet-da-day-ta-trang-14
Vị thuốc Ô tắc cốt chữa dạ dày rất hiệu quả

Mộc hương

Mộc hương (Saussurea lappa) – vốn là vị dược liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, nay được trồng và thích nghi ở một số vùng: Sapa, Tam Đảo, Lào Cai,…  Về đặc điểm tính – vị và quy kinh của Mộc Hương, hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều và quan điểm bất đồng. Song nhìn chung, vị thuốc Mộc hương có vị đắng, hơi chua, tính ấm, quy vào các kinh Tỳ, Vị. 

Về tác dụng, Mộc hương làm tan ứ trệ, đuổi phong tà, giải biểu, phát hãn; kiện tỳ, hành khí, chữa các chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng chướng hơi hiệu quả. Ngoài ra, Mộc hương còn lưu thông khí huyết, giảm đau, kiện tỳ, hỗ trợ chức năng đại tràng. 

Y học hiện đại cũng đã chứng minh những tác dụng của Mộc hương: giảm nhu động ruột, chống co thắt cơ trơn ruột, chống co thắt phế quản; giãn cơ trơn và kháng acetylcholin, Histamin, vì thế rất hữu hiệu trong bệnh dạ dày. Ngoài ra, Mộc hương còn có tác dụng kháng khuẩn trong nghiên cứu về ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng. 

>>> Đọc thêm: Tác dụng chữa bệnh dạ của Mộc hương

viem-loet-da-day-ta-trang-15
Vị thuốc quý Mộc hương chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam ở ngưỡng cao hàng đầu trên thế giới (>80%). Có thể thấy chứng bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống và cả sinh hoạt của người bệnh. Mong rằng các thông tin hữu ích về phương pháp chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng qua bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. 

Nhà máy GMP Bách Thảo Dược với phương châm: “Giữ gìn và phát huy tinh hoa y học cổ truyền”, cam kết mang lại cho bạn những sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn – chất lượng nhất. Nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày sản xuất tại Bách Thảo Dược nhận được trên 90% phản hồi tích cực từ phía đối tác và cả phía người tiêu dùng. Liên hệ ngay với chuyên gia Bách Thảo Dược để được tư vấn và đồng hành kiến tạo sản phẩm thương hiệu: 


CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây: 

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn 

Youtube: Nhà máy sản xuất Bách Thảo Dược GMP

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255