VỊ THUỐC MỘC THÔNG VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TIỂU TIỆN KHÓ

Vị thuốc Mộc thông dùng trong chữa trị bệnh bí tiểu có nguồn gốc từ Mộc hương, hiện chưa di thực tại Việt Nam. Ngoài những tác dụng về lưu thông huyết mạch, trị thủy thũng, bí tiểu…một số nghiên cứu hiện đại cũng có thấy tác dụng của Mộc thông với hệ tim mạch.

Tìm hiểu về vị thuốc Mộc thông

Mộc thông hay còn có tên gọi khác là Dây khố rách, Đinh phụ, Phụ chi, Hoạt huyết đằng, Biển đằng, Vạn niên,…, cây có tên khoa học là Akebia trifoliata, thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae)

Đặc điểm thực vật

Vị thuốc Mộc thông được thu hái từ nhiều loại thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc các họ: Mộc hương (Aristolochiaceae) và Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mộc thông họ Hoàng liên là cây nhỡ mọc trườn, nửa hóa gỗ. Lá có cuống dài bằng phiến, thường là phiến 3, nhẵn hoặc có lông thưa, hình trái xoan nhọn mũi. Gốc lá cụt, tròn hoặc nhọn, khi khô có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở nách lá, có lá bắc chia từ 1 đến 3 lá chét và khá phát triển. Quả Mộc thông có hình bầu dục, có lông mềm, tận cùng là một vòi nhụy có lông dài. Thực vật này có tác dụng trong điều trị các bệnh lý xương khớp.

vi-thuoc-moc-thong
Vị thuốc Mộc thông

Mộc thông họ Mộc hương là cây thân leo, dài khoảng 7 – 10m. Thân cây nhỏ, các lá mọc đối xứng và có cuống. Phiến lá rộng từ 3 – 6cm và dài từ 6 – 9cm. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá, cây có hoa đực và hoa cái mọc ở khác gốc. Quả thịt, rộng 12mm và dài 17mm. Quả có chứa 1 hạt nhỏ. Mộc thông họ Mộc hương là dược liệu dùng chữa trị bệnh bí tiểu.

Người bệnh cần lưu ý chọn đúng loại dược liệu phù hợp với mục đích điều trị của mình.

Bộ phận dùng

Mộc thông họ Mộc hương sử dụng thân dây làm dược liệu, lựa chọn thân xốp, bên ngoài màu vàng nhạt, bên trong màu vàng đậm hơn. Không sử dụng thân cây đen, nhỏ và bị mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong thân dây Mộc thông còn chứa các thành phần khác như: Stigmasterol, Akeboside, Betulin, Oleanic acid,…

Phân bố

Vị thuốc Mộc thông được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Hiện ở một số tỉnh miền Bắc nước ta có Mộc thông họ Hoàng liên, còn đối với Mộc thông họ Mộc hương chưa được di thực và trồng tại Việt Nam.

Thu hái và chế biến Dược liệu Mộc thông

Thu hái

  • Có thể thu hái rễ, thân cây Mộc thông quanh năm, đặc biệt vào tháng 7 – 8

Chế biến

  • Sau khi thu hái, loại bỏ các cành già, lá héo sau đó thái lát hoặc cắt khúc rồi phơi khô
  • Khi dùng có thể sao vàng, tán bột hoặc làm thành viên hoàn.
  • Khi phơi dược liệu, lưu ý phơi trong bóng râm để tránh mất tác dụng dược lý.

Tác dụng của vị thuốc Mộc thông

Tính – vị, quy kinh

Vị thuốc Mộc thông có vị cay, ngọt, tính bình, không độc và quy vào kinh Tâm, Phế, Bàng Quang, Tiểu trường.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

  • Công dụng: Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Mộc thông giúp lợi cửu khiếu, chỉ hãn, lợi tiểu, an tâm, thoát nhiệt, chỉ khát, hoạt huyết và lưu thông mạch.
  • Chủ trị: Thủy thũng, phiền nhiệt, bí tiểu, tiểu ra máu. Ngoài ra bởi công dụng lưu thông mạch, dược liệu còn dùng cho phụ nữ bế kinh, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, đau nhức do phong thấp, miệng lưỡi lở loét, cổ họng sưng đau, tắc sữa,…
tac-dung-cua-moc-thong
Tác dụng của Mộc thông

Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Một số thực nghiệm trên thỏ đã cho thấy công dụng lợi tiểu rõ rệt của dược liệu.
  • Nước sắc dược liệu khi sử dụng đủ liều có tác dụng tăng sức co bóp của tim, khi dùng liều cao lại có tác dụng ức chế nhịp tim.
  • Tác dụng ức chế tử cung trong trường hợp mang thai lẫn không mang thai.

Cách dùng, liều lượng

Dược liệu được dùng chủ yếu ở dạng sắc uống, liều dùng tham khảo: 4 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc trị bệnh với Mộc thông

Các bài thuốc dùng vị thuốc Mộc thông dùng cho các chứng bệnh thấp nhiệt phần dưới cơ thể, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu…

Bài thuốc 1: Thuốc nhiệt lâm

Chuẩn bị

  • Mộc thông 12g
  • Xích phục linh 12g
  • Trư linh 12g
  • Vỏ rễ dâu 12g
  • Hạt cau 12g
  • Tía tô 8g
  • Gừng tươi 12g
  • Hành ta 12g

Cách làm

  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang
  • Trị thấp nhiệt, phù thũng, tiểu tiện khó…
tri-benh-voi-vi-thuoc-moc-thong
Trị bệnh với vị thuốc Mộc thông

Bài thuốc 2: Trị nóng trong, tiểu dắt nhỏ giọt, nhiệt miệng

Chuẩn bị

  • Sinh địa 20g
  • Mộc thông 10g
  • Hoàng cầm 12g
  • Ngọn cành cam thảo 4g

Cách làm

  • Sắc hoặc nghiền dược liệu thành bột uống

Bài thuốc 3: Chữa tiểu ra máu

Chuẩn bị

  • Mộc thông 4g
  • Ngưu tất 4g
  • Sinh địa 4g
  • Thiên môn 4g
  • Hoàng bá 4g
  • Cam thảo 4g

Cách làm

  • Sắc nước uống trong ngày.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả thêm những thông tin hữu ích về vị thuốc Mộc thông cùng tác dụng chữa trị bí tiểu. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ về việc sử dụng vị thuốc, bài thuốc kể trên để đảm bảo hiệu quả điều trị được tốt nhất.


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733.

Kết nối với chúng tôi tại đây:

Fanpage: Nhà máy GMP Bách Thảo Dược

Website: Bachthaoduocgmp.vn

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255